Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Linh 

Huyện Vĩnh Linh nằm phía bắc tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích tự nhiên 61.715,83 ha, tổng dân số 93.939 người. Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (15 xã và 3 thị trấn), 149 thôn, khu phố. Theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của huyện Vĩnh Linh được xác định có 3 vùng: vùng núi, vùng đồng bằng trung du và vùng biển.

Thực hiện tốt Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở là tiền đề quan trọng trong việc đảm bảo quyền làm chủ và các quyền, lợi ích cho Nhân dân, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Thời gian qua, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp huyện Vĩnh Linh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ ngày càng được nâng lên. Phát huy được vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân tham gia bàn bạc những công việc của địa phương. Bầu không khí dân chủ trong Đảng, trong xã hội được mở rộng hơn. Nhiều khó khăn trong quá trình phát triển được nhân dân bàn bạc, tháo gỡ, giải quyết có hiệu quả như: Vấn đề khắc phục kinh tế và phòng chống dịch bệnh covid-19; thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn huyện; hiến đất, hiến cây xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình … tạo khí thế phấn khởi, khích lệ các tầng lớp nhân dân. Ban Chỉ đạo QCDC thường xuyên được củng cố, kiện toàn kịp thời khi có thay đổi về nhân sự, ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ các thành viên, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; chủ động, tích cực giúp cấp ủy chỉ đạo gắn thực hiện QCDC ở cơ sở với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Đưa nội dung thực hiện quy chế dân chủ cơ sở gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo” và các phong trào thi đua yêu nước, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Xã, phường, thị trấn là cấp trực tiếp triển khai, đưa các chủ trương chính sách đi vào cuộc sống. Đây cũng là cấp sát dân nhất và mọi phát sinh cũng xuất phát từ đây. Bởi thế, việc thực hành quy chế dân chủ cơ sở nơi đây được huyện Vĩnh Linh đặc biệt quan tâm. UBND huyện Vĩnh Linh đã ban hành Công văn số 206/UBND-NV, ngày 17/02/2022 về việc đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2022. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, huyện Vĩnh Linh có 14 xã, thị trấn có thôn, khu phố sắp xếp, sáp nhập. Kết quả sắp xếp, sáp nhập thôn, khu phố toàn huyện còn 149 thôn, bản, khu phố (giảm 46 thôn, bản, khu phố). Có 8 xã, thị trấn sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, kết quả huyện Vĩnh Linh còn 18 xã, thị trấn (giảm 4 xã). Sắp xếp, điều động, bố trí, phê chuẩn, bổ nhiệm, tuyển dụng và thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ, công chức người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã diện sáp nhập theo chỉ đạo của UBND huyện bảo đảm hợp tình, hợp lý, tạo được sự đồng thuận cao trong cán bộ và Nhân dân. Các xã, thị trấn đã xây dựng các quy chế, quy định, quy ước, hương ước được nhân dân bàn bạc góp ý, do đó các tập tục lạc hậu trong tang, cưới, lễ hội từng bước được xóa bỏ, các tiêu cực, tệ nạn xã hội giảm đáng kể. Cấp uỷ, chính quyền đã tạo điều kiện để nhân dân tham gia, bàn bạc, quyết định, giám sát các hoạt động, như: góp ý về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; công tác quốc phòng - an ninh, tham gia xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị, giám sát và góp ý cho cán bộ, đảng viên. Cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, nhân dân bàn và quyết định việc huy động sức dân, xã hội hóa xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉnh trang đô thị; thực hiện các chính sách xã hội, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội... Việc tham gia ý kiến được thực hiện qua các cuộc họp thôn, khu phố, sinh hoạt chi, tổ hội đoàn thể, lấy ý kiến bằng phiếu, hoặc qua hòm thư góp ý. Đến nay có 100% thôn, bản, khu phố duy trì, thực hiện hương ước, quy ước. Vận động nhân dân thực hiện các quy trình bầu Trưởng thôn đạt kết quả cao trong năm 2022. Nhiều vấn đề mâu thuẫn trong gia đình, xã hội đã được các tổ hòa giải tham gia cùng với sự đóng góp, giúp đỡ, giáo dục của cộng đồng, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, trật tự trị an trong đời sống cộng đồng ngày càng ổn định, giữ vững vai trò tự quản ở cơ sở được phát huy. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, giải quyết vụ việc phức tạp, kéo dài; phối hợp thống nhất trả lời đơn, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống và xử lý kịp thời việc lợi dụng dân chủ, nhân quyền gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức; phát huy vai trò của người đứng đầu trong phong cách làm việc dân chủ, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí và phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức và người lao động trong hoạt động của cơ quan, huyện Vĩnh Linh chú trọng thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Thông qua việc thực hiện QCDC, các đơn vị đã bám sát quy định của pháp luật để cụ thể hoá xây dựng các quy chế, quy định trong điều hành, quản lý hoạt động tại đơn vị, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và trách nhiệm của cán bộ, công nhân, viên chức đảm bảo quyền “được biết, được bàn, được tham gia, được kiểm tra, giám sát” của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện. Định kỳ rà soát, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với quy định mới và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đều thực hiện tốt quy chế làm việc, thể hiện như: Việc duy trì chế độ giao ban định kỳ; thực hiện tốt việc công khai các nội dung công chức được biết như: Việc tuyển dụng, nâng bậc lương, nâng ngạch, và đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, đánh giá phân loại, khen thưởng, kỷ luật; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển Thương mại - Du lịch huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Rà soát các dự án du lịch trọng điểm được tỉnh cấp phép trên địa bàn huyện, có kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh và các sở ban ngành có biện pháp đề nghị các nhà đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ đã cam kết. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi xúc tiến đầu tư trọng điểm, trọng lực nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, thúc đẩy ngành du lịch trên địa bàn phát triển. Triển khai thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết Bãi tắm Cửa Tùng tỷ lệ 1/500, quy hoạch chi tiết bãi tắm cộng đồng Vĩnh Thái. Quá trình thực hiện QCDC luôn gắn liền với chương trình cải cách hành chính, nâng cao được nhận thức của CBCC trong đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc và ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân. Các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo sắp xếp tổ chức, bộ máy, luân chuyển cán bộ; xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ; rà soát, bãi bỏ một số văn bản không phù hợp, các thủ tục phiền hà; đăng tải công khai, dân chủ các thông tin và giải quyết thủ tục hành chính qua hệ thống thông tin điện tử, trang web...; công khai đường dây "nóng"; xây dựng tiêu chuẩn ISO, hiện đại hoá dịch vụ công; giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Công tác cải cách hành chính được UBND huyện Vĩnh Linh quan tâm thực hiện, 100% các TTHC mới, sửa đổi, bổ sung được công khai tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, xã, thị trấn dưới dạng bảng biểu theo nhóm lĩnh vực; trên trang thông tin điện tử của huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn một cách kịp thời đầy đủ tạo điều kiện tốt nhất cho tổ chức, công dân khi có nhu cầu tra cứu, tìm hiểu. Trong năm 2022, Toàn huyện đã giải quyết 39.021 hồ sơ; thực hiện khảo sát lấy ý kiến đánh giá của 23.336 người dân đạt tỉ lệ 59,8 % đạt tỉ lệ theo quy định của UBND tỉnh. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân UBND huyện chú trọng thực hiện. Thường xuyên chỉ đạo cấp xã tập trung giải quyết nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị, đề xuất chính đáng của nhân dân, hạn chế tình trạng khiếu kiện phức tạp, vượt cấp, đông người, kéo dài.

Toàn huyện có 384 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó có 26 Doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn đã tập trung triển khai, thực hiện Nghị định số 145/2020/NĐ-CP về thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc. Các Công ty Cổ phần và Công ty TNHH đã chủ động thực hiện dân chủ gắn với ký kết thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và thực hiện các chính sách xây dựng các quy chế, quy định nhằm tạo sự đồng thuận cũng như gắn kết hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp có liên quan đến người lao động, công khai các quy định bảo đảm phát huy dân chủ. Các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn phối hợp với ban giám đốc tổ chức được Hội nghị người lao động đạt 100%. Nội dung chủ yếu của Hội nghị người lao động, bàn biện pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đánh giá việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, chế độ bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, trực tiếp bầu Ban thanh tra nhân dân, xây dựng quy chế về tiền lương, tiền thưởng, quy chế an toàn vệ sinh lao động, nội quy lao động, quy chế khen thưởng và các chỉ tiêu liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động.

Những kết quả đạt được trong thực hiện QCDC cơ sở trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

 Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, huyện Vĩnh Linh đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả QCDC ở cơ sở, đó là: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ theo tinh thần Chỉ thị 30-CT-TW của Bộ Chính trị, Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20/4/2007; Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 145/2020/NĐCP của Chỉnh phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; triển khai, hướng dẫn của trung ương, tỉnh, huyện về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; nhằm nâng cao nhận thức, ý thức thực hành dân chủ và năng lực làm chủ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong huyện. Đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, thị trấn, các cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp gắn với thực hiện hiệu quả cải cách hành chính. Duy trì thường xuyên và nâng cao hiệu quả việc tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; kiến nghị, phản ánh, đề xuất của Nhân dân; tăng cuờng 11 tổ chức trực tiếp đối thoại với Nhân dân. Nhất là những vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân như công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đường cao tốc và các dự án trên địa bàn huyện, đất đai theo Nghị quyết 29/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Tăng cường công tác phối hợp nắm tình hình, vận động Nhân dân thực hiện tốt việc dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra. Đôn đốc, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở từng loại hình cơ sở. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện QCDC ở cơ sở. Xây dựng các mô hình, điển hình trong thực hiện QCDC ở cơ sở. Thủy Phương

304 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin cơ sở

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 816
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 816
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77001778