Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Trị thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII “về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam” 

Sau 20 năm thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII “về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam”, các cấp Hội phụ nữ tỉnh Quảng Trị có nhiều hoạt động phối hợp thực hiện có hiệu quả.
Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Trị thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII “về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam”

Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội LHPN các huyện, thị, thành phố, Hội phụ nữ cơ sở quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII; Chỉ thị số 06-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia tỉnh trong tình hình mới” đến cán bộ, hội viên, phụ nữ. Hội đã phân công cán bộ trực tiếp về cơ sở để hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Được sự hỗ trợ kỹ năng, kiến thức của Sở Tư pháp, Hội Luật gia tỉnh, Hội đã phối hợp tổ chức 862 cuộc tư vấn pháp luật cho 14.310 lượt hội viên, phụ nữ về hướng dẫn thủ tục hành chính; quyền khiếu nại, tố cáo; hôn nhân gia đình; nuôi con; quyền của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam...; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật như: Luật Hôn nhân gia đình, Luật Đất đai, Luật Trẻ em, Luật Phòng, chống ma túy…đến hơn 548 ngàn lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ và nam giới. Việc trợ giúp pháp lý được các cấp Hội chú trọng phối hợp thực hiện, các cấp Hội đã tổ chức 782 cuộc trợ giúp pháp lý cho hơn 25 ngàn lượt người về lĩnh vực đất đai, hôn nhân gia đình, bạo lực gia đình... Qua các cuộc trợ giúp pháp lý, chị em đã được trang bị các kiến thức pháp luật, hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân và có thể chia sẻ, giải quyết những vướng mắc pháp luật. Đã vận động hội hội viên, phụ nữ tham gia các lớp tập huấn về Luật Quốc tịch, pháp luật về hộ tịch, Luật Hôn nhân và gia đình; 574 cặp vợ chồng tham gia tư vấn hôn nhân có yếu tố Việt – Lào chung sống không giá thú do Hội Luật gia tỉnh phối hợp với sở Tư pháp tổ chức; 420 trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc Việt hoặc Lào chưa có khai sinh. Qua tư vấn và giải quyết, đa số các trường hợp tư vấn được chính quyền làm thủ tục cho đăng ký kết hôn, cho đăng ký khai sinh, tạo điều kiện để làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam hưởng các quyền lợi của công dân Việt Nam.

Các cấp Hội chú trọng biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giúp các cơ quan tư pháp, các cấp Hội phổ biến, tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ. Từ năm 2001 đến nay, các cấp Hội đã cấp phát hơn 3.000.000 tờ rơi, tờ gấp về pháp luật cho hội viên hội phụ nữ ở cơ sở; phát hành 50 số Thông tin Bình đẳng giới trong đó có các nội dung đề cập đến các văn bản Luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em,  cung cấp cho các Chi hội làm tài liệu sinh hoạt hội viên; biên soạn các văn bản luật dưới dạng hỏi đáp chuyển về cho cơ sở sinh hoạt; cung cấp, luân chuyển các đầu sách về luật pháp, chính sách cho 11 thư viện và 125 tủ sách, báo phụ nữ, giúp cán bộ, hội viên phụ nữ thuận tiện cho việc tra cứu thông tin.

Phối hợp xây dựng các Câu lạc bộ điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ tại cơ sở như: CLB “Phụ nữ với pháp luật” huyện Đakrông và Hướng Hóa; CLB “Trợ giúp pháp lý” tại xã A Túc (huyện Hướng Hoá)... Thông qua sinh hoạt câu lạc bộ, các thành viên được nâng cao hiểu biết về pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, các cấp Hội Phụ nữ đã xây dựng 600 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, duy trì thực hiện có hiệu quả 4 nhà tạm lánh tại 4 thư viện cho nạn nhân bị bạo hành nhằm hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho nạn nhân bị bạo lực gia đình, tránh rủi ro về tính mạng, giúp nạn nhân ổn định tinh thần, đảm bảo sức khỏe.

Ngoài công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, Hội còn phối hợp xây dựng đội ngũ cán bộ Hội và đội ngũ cộng tác viên pháp luật tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ  cho đội ngũ cán bộ Hội, mở 1.390 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về giới, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đên phụ nữ và trẻ em như: Luật Hôn nhân gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật PCBLGĐ; Luật đất đai; Luật Lao động, Luật Chăm sóc và giáo dục trẻ em... cho hàng ngàn hội viên, phụ nữ và 111.224 lượt cán bộ Hội làm công tác hoà giải, cộng tác viên, tuyên truyền viên phổ biến pháp luật. Tổ chức 304 buổi toạ đàm, hội thảo, hội thi tìm hiểu về pháp luật, lồng ghép trong các cuộc thi của Hội. Các cấp Hội phối hợp với ngành Tư pháp đã tổ chức 80 lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hoà giải cho 4.480 lượt  hoà giải viên ở cơ sở.

Trong công tác tham mưu xây dựng chính sách pháp luật; công tác phối hợp giám sát, các cấp Hội đã góp ý tham gia các Bộ luật quan trọng như Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật tố tụng Dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các Luật Đất đai, Luật Tố tụng hành chính, Luật đặc khu kinh tế - Hành chính… Là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Hội LHPN cùng với Hội Luật gia tỉnh tham gia đầy đủ các cuộc giám sát do UBMTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh tổ chức như: Giám sát thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, giám sát việc bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển, giám sát việc hỗ trợ người nghèo, khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19…, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở, tham gia giám sát một số lĩnh vực mà Thường trực MTTQ tỉnh quan tâm. Hàng tháng, đại diện Hội LHPN tỉnh tham gia tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân tỉnh định kỳ đột xuất, nắm bắt vụ việc, tình hình tư tưởng, dư luận xã hội của cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân.

Qua 20 năm thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Luật gia Việt Nam”, các cấp ủy Đảng và chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động Hội Luật gia, kịp thời ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tiến hành tổ chức triển khai thực hiện. Dưới sự lãnh đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, đảng viên về vai trò Hội Luật gia, thấy rõ hơn vị trí chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội trong đời sống xã hội, nhất là trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trong thời gian tới, Hội tiếp tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung của Chỉ thị và kết quả thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức và hoạt động của các cấp hội, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hội Luật gia tỉnh và Hội LHPN tỉnh đã ký kết kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng chính sách pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý và giám sát việc thi hành pháp luật, hòa giải cơ sở, giai đoạn 2021-2026 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Phối hợp mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn kỹ năng, kiến thức pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, tư vấn pháp luật và cán bộ làm công tác hoà giải, giải quyết đơn thư của Hội LHPN. Tăng cường công tác phối hợp trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở, trong đó ưu tiên đối tượng là phụ nữ. Phối hợp tổ chức các buổi tư vấn lưu động về pháp luật cho hội viên, phụ nữ tại một số địa bàn. Tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống thư viện và tủ sách pháp luật của phụ nữ cơ sở; nhân rộng mô hình pháp luật. Biểu dương, tuyên truyền điển hình tập thể, cá nhân làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Phương Thiện

 

 

731 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin cơ sở

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 807
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 808
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78216214