Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Những kết quả bước đầu trong triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, và trẻ em” 

Việc triển khai thực hiện Dự án 8 sẽ là cơ hội để thúc đẩy một cách mạnh mẽ và tạo sự chuyển biến nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết cơ bản vấn đề bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở vùng dân tộc thiểu số, hướng đến mục tiêu: “Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới”.

Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, và trẻ em”, là 1/10 dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia – phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1: 2021 - 2025. Đây là dự án đầu tiên và riêng có đặc thù về giới được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia, là dự án mới, khó, được triển khai trên địa bàn  51 tỉnh, 13.222 thôn bản cả nước. Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng dự án đối với phụ nữ trẻ em, với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện dự án, theo phân công của UBND tỉnh, bám sát các văn bản chỉ đao, hướng dẫn, Nghị quyết của Đoàn chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam, HĐND tỉnh và UBND tỉnh. Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã tích cực, chủ động xây dựng cơ chế chỉ đạo điều hành tạo sự thống nhất trong triển khai cụ thể: đã ban hành kế hoạch triển khai Dự án giai đoạn I, kế hoạch định hướng hoạt động năm 2022, giao chỉ tiêu đến các huyện; chỉ đạo điểm các mô hình, hoạt động can thiệp thực hiện Dự án; Hướng dẫn cụ thể hóa các nội dung dự án, hướng dẫn cách thức xây dựng vận hành 3 mô hình can thiệp tại cộng đồng (Tổ truyền thông cộng đồng, mô hình địa chỉ tin cậy cộng đồng, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”). Để thuận lợi trong chỉ đạo điều hành, cấp tỉnh đã thành lập Ban điều hành và tổ giúp việc dự án 8 cấp tỉnh, trực tiếp đồng chí Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm trưởng ban chỉ đạo, thành lập nhóm Zalo dự án 8 để thuận lợi trong cung cấp thông tin và điều hành hoạt động.

Từ chỉ đạo của BTV Hội LHPN tỉnh và sự chủ động tích cực tham mưu, đề xuất của các huyện, đến nay đã có 4/5 huyện đã giao Hội LHPN là cơ quan chủ trì thực hiện; Hội LHPN các huyện đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành cùng cấp triển khai xây dựng kế hoạch giai đoạn, năm đảm bảo theo kinh phí được phân bổ, đến nay 5/5 huyện tham mưu UBND cùng cấp ban hành kế hoạch triển khai Dự án 8.

Năm 2022, năm đầu tiên triển khai hoạt động ngân sách dự án 8, mặc dù thời điểm kinh phí phân bố khá muộn, tuy nhiên với sự nỗ lực tích cực của Ban điều hành dự án và các cấp Hội đã tập trung nhân lực, điều kiện để triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng, hiệu quả theo các chỉ tiêu, nội dung dự án. Trong đó tập trung cho việc triển khai giới thiệu dự án trong hệ thống Hội, UBND và các ban

 ngành liên quan để thống nhất nhận thức, quan điểm và cách làm của tổ chức Hội, tập huấn năng cao năng lực cán bộ trong triên khai chương trình và các nội dung dự án, xây dựng mô hình điểm và các mô hình can thiệp tại cộng đồng,.. Kết quả: Hội LHPN tỉnh và Hội LHPN các huyện Hướng Hoá, Vĩnh Linh, Gio Linh, Đakrông tổ chức 5 Hội nghị triển khai dự án có gần 500 đại biểu tham gia; Tổ chức 5 Hội nghị tập huấn cho hơn 500 cán bộ Hội LHPN các cấp, đại diện các ban, ngành của tỉnh, huyện, đại diện UBND xã, trường THCS tham gia, cán bộ LĐTBXH, văn hóa thông tin của xã tham dự với các nội dung: hướng dẫn triển khai CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi, Địa chỉ tin cậy, mô hình “Tổ Truyền thông cộng đồng, hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện bình đẳng giới trong thực hiện Chương trình MTQG DTTS &MN, lập kế hoạch giám sát, thực hành sử dụng các biểu mẫu giám sát, báo cáo. Thông qua hoạt động tập huấn, các học viên được cung cấp các kiến thức về thành lập các mô hình; cung cấp kiến thức và kỹ năng, tạo tiền đề cho việc triển khai các hoạt động, mô hình thuộc Dự án 8 tại các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh đảm bảo mục đích, yêu cầu và chất lượng.  

Các cấp Hội đã tổ chức 29 lớp tập huấn hướng dẫn triển khai mô hình địa chỉ tin cậy, hướng dẫn tổ chức sinh hoạt và lập kế hoạch tổ chức truyền thông cộng đồng, hướng dẫn vận hành CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi, kiến thức về bình đẳng giới phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ…có hơn 2.410 người tham gia; Thành lập 20 tổ truyền thông cộng đồng; 5 mô hình “Địa chỉ tin cậy; 4 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi.

Trong năm, đồng thời với triển khai các hoạt động dự án 8, các cấp Hội đã tăng cường vận động các nguồn lực khác để triển khai thực hiện chương trình: Phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh giải ngân vốn hỗ trợ cho 10 hộ PN khó khăn của thôn Pire, xã A Bung (huyện Đakrông) phát triển sinh kế với số tiền 100 triệu đồng; phối hợp tổ chức chương trình ĐHCPNBC tại xã A Dơi, xã Thanh, xã Ba Tầng (huyện Hướng Hóa) và xã Ba Nang, Tà Long (huyện Đakrông) với tổng kinh phí đồng hành gần 1,6 tỷ đồng; triển khai vận động các tổ chức, đối tác hỗ trợ các mô sinh kế; các công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, nước sạch, hỗ trợ nguồn vốn, tặng quà, nhắn tin ủng hộ…Tổng kinh phí huy động các nguồn lực gần 3,7 tỷ đồng; Phối hợp với tổ chức Cây Hòa Bình Việt Nam tại Quảng Trị hỗ trợ giống dê cho 30 HVPN nghèo có hoàn cảnh khó khăn của xã Xy, Lìa, Hướng Sơn (huyện Hướng Hóa); 2 công trình giếng khoan tại xã Xy và Lìa; hỗ trợ  xây dựng mô hình trồng chuối lùn bản địa tại xã Tà Long (Đakrông) với tổng trị giá hơn 450 triệu đồng. Triển khai dự án “Hỗ trợ phục hồi sinh kế cho cộng đồng dễ bị tổn thương bởi dịch Covid-19 tại tỉnh Quảng Trị” do Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam tài trợ với kinh phí 1,649 tỷ đồng, đã cấp 9.750 con gà giống và 8.472 con ngan cho 743 hộ dân xã Lìa & Thuận.

Có thể nói, các hoạt động của Dự án 8 năm 2022 được thiết kế và triển khai bám sát yêu cầu định hướng của Dự án, vừa mang tính toàn diện, vừa cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Các mô hình, hoạt động triển khai đã được người dân đón nhận, ủng hộ ủng và được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.

Về kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023,  Hội LHPN tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ Hội và các ban ngành liên quan về các nội dung dự án, một số nguyên tắc và giải pháp lồng ghép giới trong xây dựng chính sách và thực hiện mô hình hỗ trợ phụ nữ trong DA 8; tập huấn triển khai  các mô hình thay đổi nếp nghĩ cách làm; nâng cao năng  lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số, nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho già làng, trưởng bản, người có uy tín; Triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi nếp nghĩ cách làm; Xây dựng, phát triển tài liệu truyền thông, tài liệu xây dựng các mô hình truyền thông, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình, truyền thanh trên hệ thống loa phát thanh xã bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc Pru Vân Kiều; tổ chức các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em; Tổ chức hội thi/liên hoan chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình sáng tạo, hiệu quả góp phần xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ, trẻ em tại vùng đồng bào DTTS &MN; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về làm mẹ an toàn, CSSK trẻ em và vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế thông qua tổ chức các chiến dịch truyền thông tại cơ sở và truyền thông gắn với các buổi sinh hoạt chi tổ; Triển khai vận hành hoạt động các mô hình điểm; rút kinh nghiệm xây dựng thành lập mới các mô hình tổ truyền thông cộng đồng, mô hình “Địa chỉ tin cậy”, CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi”; tổ chức các cuộc đối thoại chính sách ở cấp xã và cụm thôn bản đặc biệt khó khăn. Kim Khuê - Ban KT- GĐ, XH (Hội LHPN tỉnh)

 

1146 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin cơ sở

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 705
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 705
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77440332