Đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thực hiện chuyên đề năm 2018 "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên", Cổng Thông tin Điện tử Đảng bộ tỉnh xin giới thiệu đến bạn đọc loạt bài viết về chuyên đề này.

Càng tự hào càng phải chăm lo công tác xây dựng Đảng

Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam khi đó (là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) đã họp Hội nghị hợp nhất thành một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đấu tranh phản bác với quan điểm đa nguyên, đa đảng của các thế lực thù địch

Trải qua các thời kỳ thực tiễn đấu tranh khốc liệt, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và từ đó đến nay, luôn đứng vững trên vũ đài chính trị, lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam đánh đổ hoàn toàn chế độ thực dân, phong kiến và bè lũ đế quốc, xây dựng một nước Việt Nam mới gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, được nhân dân suy tôn là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - Bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Hơn tám thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, xoá bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc

Cách đây 50 năm, vào dịp Tết Mậu Thân 1968 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân, dân ta đồng loạt tấn công vào các trung tâm sào huyệt của Mỹ- ngụy trên toàn miền Nam. Cuộc tiến công “táo bạo, bất ngờ đã đảo lộn thế chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.

Hiệp định Paris - Bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta

Diễn ra trong 4 năm, 8 tháng, 14 ngày (13/5/1968 – 27/1/1973), trải qua 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn, Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là cuộc đàm phán kéo dài nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ngày 27/1/1973, tại Paris, “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” (gọi tắt là Hiệp định Paris về Việt Nam) đã được ký kết. Mỹ phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để quân và dân ta “đánh cho ngụy nhào” giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trần Hữu Dực - tấm gương sáng về đạo đức

Đồng chí Trần Hữu Dực sinh ngày 15 tháng 01 năm 1910 tại làng Dương Lệ Đông, tổng An Gia, phủ Triệu Phong nay là thuộc xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, một một vùng quê nghèo khó nhưng giàu truyền thống nhân nghĩa và khí phách. Mới 15 tuổi, đồng chí đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng và trở thành một chiến sĩ kiên cường, nổi bật lên trong phong trào cách mạng ở Quảng Trị trong những năm 20-30 của thế kỷ XX.

Phát huy truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam - Đẩy mạnh phong trào học tập, vì ngày mai lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Năm 1949, sau khi tạm thời ổn định việc kiểm soát các thành phố lớn và một số vùng nông thôn kế cận, thực dân Pháp thành lập một chính phủ bù nhìn do Bảo Đại (1) làm quốc trưởng. Âm mưu của thực dân Pháp là dùng bộ máy hành chính này để thực hiện lừa bịp, đàn áp, bắt phu, bắt lính, vơ vét của cải... phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Để phô trương cái gọi là “Quốc trưởng hồi loan chấp chính”, thực dân Pháp và tay sai tổ chức cho Bảo Đại đến thăm một số trường học ở Sài Gòn- Chợ Lớn, Huế, Hà Nội. Nắm rõ âm mưu của địch, tổ chức Đảng của ta đã vận động học sinh, sinh viên tẩy chay “trò” tiếp đón Bảo Đại ở các trường. Chủ trương này được học sinh, sinh viên yêu nước, mà nòng cốt là Đoàn học sinh kháng chiến hưởng ứng. Theo đó, học sinh trường Petrus Ký rủ nhau bỏ học, dán các khẩu hiệu “Xử tử Vĩnh Thuỵ” (tức Bảo Đại), “Bảo Đại cút khỏi trường”…ở cổng trường và lớp học. Một số nữ sinh Trường Gia Long từ chối tặng hoa và đón Bảo Đại.

NHỮNG TRANG SỬ HÀO HÙNG CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Nhân kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Cùng điểm lại những dấu mốc làm nên lịch sử của quân đội ta.

Hào khí ngày toàn quốc kháng chiến và bài học giữ nước

Ngày 19/12/1946, đáp lời kêu gọi cứu nước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”, quân và dân Thủ đô với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” muôn người như một, nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc.
Trang 66 trong 74 << < 40 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 > >>
Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 669
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 669
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78243721