Xây dựng Nghị định về tham gia hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu  

(ĐCSVN) - Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức hội thảo khởi động quá trình tham vấn xây dựng “Nghị định về Lộ trình và phương thức để Việt Nam tham gia hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu” và đảm bảo tính hiệu quả của Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).

Hội thảo là dịp để các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế đã cùng trao đổi, thảo luận, tiếp tục đề xuất các chính sách, các nội dung chính để xây dựng Nghị định đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Công ước khí hậu, các cam kết của Việt Nam, lộ trình thực hiện trước trong và sau giai đoạn 2021 – 2030. Đặc biệt đây cũng là dịp phối hợp giữa các Bộ, ngành, đối tác phát triển trong thực hiện các giải pháp giảm nhẹ phát thải thuộc các lĩnh vực trọng tâm, các giải pháp huy động vốn trong nước và quốc tế, quy định sự tham gia của các Bộ, ngành trong việc triển khai Nghị định…

Theo Bộ TN&MT, thỏa thuận Paris và NDC của Việt Nam là những cơ sở quan trọng để Việt Nam xây dựng Nghị định của Chính phủ về Lộ trình và phương thức để Việt Nam tham gia hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu. Theo đó, Báo cáo NDC của Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với Kịch bản phát thải thông thường (BAU) và có thể giảm đến 25% khi có thêm hỗ trợ quốc tế.

Khung Nghị định về Lộ trình và phương thức để Việt Nam tham gia hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính toàn cầu gồm: Lộ trình thực hiện giảm nhẹ lượng phát thải khí nhà kính (KNK)  tại Việt Nam (theo 3 giai đoạn: trước năm 2020, từ năm 2021 – 2030 và từ năm 2031 – 2050); Phương thức thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK tại Việt Nam; Đo đạc – báo cáo – thẩm tra (MRV) Quốc gia cho các nỗ lực giảm nhẹ phát thải KNK; Phối hợp thực hiện; Tổ chức thực hiện; Điều khoản thi hành và phần phụ lục.

Đại diện Bộ TN&MT cũng cho biết, Nghị định sẽ quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tổng hợp, cơ quan chuyên môn về giảm nhẹ phát thải; là căn cứ pháp luật để các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch, hướng dẫn thực hiện các mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK (từ NDC) và đảm bảo yêu cầu về cập nhật, theo dõi và đánh giá quốc tế. Đây cũng là căn cứ để các Bộ, ngành xây dựng các Thông tư hướng dẫn kỹ thuật cụ thể; xây dựng và thực hiện Cơ chế kinh doanh tín chỉ các-bon trong nước và hành lang pháp lý cho tham gia thị trường các-bon quốc tế. Nghị định sẽ là cam kết chính trị mạnh mẽ nhất với cộng đồng quốc tế sau khi Thỏa thuận Paris được Việt Nam thông qua./.

BL

556 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 858
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 858
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 79007850