Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ cách mạng 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Vì vậy, Người coi "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao đạo đức của người cán bộ cách mạng. Người cho rằng, cán bộ chỉ có giác ngộ chính trị chưa đủ, còn phải thấm nhuần, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Người từng viết: “… Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân

Ngày 03/3/1955, trên báo “Nhân Dân” đăng bài “Người cán bộ cách mạng” trong đó Bác xác định: Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân. Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không.

Đây là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ cách mạng. Người chỉ rõ những thắng lợi chúng ta đã giành được tuy rất to, nhưng mới chỉ là thắng lợi bước đầu trên đường đi lâu dài, gian khổ. Bởi vậy, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, người cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào, hay lĩnh vực nào cũng phải tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt. Học tập càng khá, thì giải quyết các vấn đề càng dễ dàng, công việc càng trôi chảy. Để học tập tiến bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học Nhân dân, không học ở Nhân dân là một khuyết điểm rất lớn”.

Để có phong cách của người cán bộ cách mạng để được dân tin yêu, kính trọng, người cán bộ tốt phải biết tránh xa những căn bệnh, những thói xấu thường gặp và dễ mắc phải, như: Bệnh chủ quan, bệnh hẹp hòi, bệnh ba hoa, bệnh cá nhân chủ nghĩa... Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý bệnh “cá nhân chủ nghĩa”, vì nó là một thứ “vi trùng rất độc”, nó là thứ “bệnh mẹ”, “do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm” . Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình để trở thành cán bộ tốt. Phải hiểu rằng bổn phận của người cán bộ cách mạng là suốt đời hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Phải cố gắng thực hiện cho kỳ được: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải gần gũi Nhân dân, học tập Nhân dân, vì gần gũi Nhân dân sẽ cảm thông những khó khăn, gian khổ của Nhân dân, thấy rõ những gương anh hùng của Nhân dân, giúp ta củng cố lập trường, trau dồi tư tưởng. Cách sửa chữa tốt nhất và quý nhất là thật thà tự phê bình và phê bình. Mỗi người cán bộ bất kỳ làm công việc gì, ở địa vị nào quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, làm tròn nhiệm vụ Đảng và Chính phủ giao cho như thế mới là thiết thực góp phần vào công cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước ta.

Nắm vững quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và đạo đức của người cán bộ cách mạng trong giai đoạn mới để quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện thật sự khoa học, công tâm, theo một quy trình dân chủ, trong đó chú trọng việc xây dựng cán bộ chủ trì các cấp, đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành có trình độ chuyên môn giỏi, thật sự kiên định vững vàng, tin cậy về bản lĩnh chính trị và năng lực trí tuệ, năng động, sáng tạo, có kiến thức cơ bản trong điều hành tổ chức, giải quyết mọi nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phan Ngân                                      

135 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 721
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 722
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77491572