Trên bàn tiệc, tại sao không là chuối Tân Long? 

(tintuc.vn)- Ngang qua “thủ phủ” chuối Tân Long (Hướng Hóa, Quảng Trị) trong những ngày đầu tháng Tư, dịch COVID- 19 khiến nơi đây bớt đi phần nào sự nhộn nhịp vốn có khi đầu ra ở thị trường Trung Quốc, Thái Lan bị thắt chặt đi lại.

Ghé vào các bản ven sông Sê Pôn, chúng tôi gặp những khuôn mặt lo lắng của bà con dân bản khi chuối, sắn ở bên kia sông không biết làm sao đem về nhà. Chuối là mặt hàng “nổi trội” nhất trong các loại hoa quả nhập khẩu ở châu Âu. Riêng năm 2019 có 8 triệu tấn chuối đã “đổ vào” thị trường này với giá trị 6 tỉ USD. Đương nhiên chuối Tân Long không “có vé” ở thị trường này khi đầu vào với các tiêu chuẩn rất khắt khe.

Với giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho mọi lứa tuổi, chuối trở thành một thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm hằng ngày của mỗi gia đình. Trong mùa dịch COVID- 19, người dân một số nước Châu Âu đã đổ xô đi mua chuối để trữ, ăn dần trong những ngày chống dịch. Bao nhiêu đó để thấy được vị trí số 1 của trái chuối trong những loại hoa quả phục vụ nhu cầu tối thiểu của con người. Nhưng có khi “Bụt nhà không thiêng”. Với người Việt nói chung và xứ chuối Hướng Hóa nói riêng, quả chuối được xem là loại trái cây thứ yếu bởi dễ trồng, phổ biến. Trong món tráng miệng sau bữa ăn phải là nho Mỹ, táo New Zealand, sầu riêng Thái Lan… mới sành điệu, thời thượng. Thậm chí, những chuồng dê, bò là nơi “giải cứu” chuối khi bí thị trường đầu ra (được làm thức ăn cho gia súc). Trong khi đó, ở nhiều nước khác trên thế giới, chuối là loại quả được yêu thích.

Chuối mật mốc Hướng Hóa đã trở thành thương hiệu nổi tiếng. Ảnh: Lâm Thanh

Chuối mật mốc Hướng Hóa đã trở thành thương hiệu nổi tiếng. Ảnh: Lâm Thanh

Một người bạn vốn luôn trăn trở về sự đổi mới, phát triển của quê hương khẳng định, dân ta trồng chuối mà chưa thấy hết giá trị của chuối. Chuối không bán được cho Trung Quốc, Thái Lan, ngoài việc cho gia súc ăn thì chẳng biết làm gì. Đến ngay những công ty làm du dịch, cơ quan Nhà nước trên địa bàn khi tiếp khách ngoại tỉnh, khách quốc tế cũng chẳng thấy bóng dáng trái chuối - sản vật của quê hương - trên bàn tiệc hay ở phòng tiếp khách. Trong khi trái chuối mật mốc Hướng Hoá đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chuối Hướng Hóa.

Trên địa bàn đã có những người nghĩ đến “hành trình của trái chuối Tân Long”. Họ trăn trở, nếu một ngày “trở gió”, thị trường Trung Quốc không nhập chuối thì sẽ như thế nào, từ đó mua máy móc sản xuất chuối khô, tìm các thị trường khác nhưng phía trước vẫn còn rất nhiều khó khăn. Với diện tích 2.000 ha chuối mật mốc, chủ yếu xuất cho thị trường Trung Quốc khoảng 35-40 tấn/ngày, với giá giao động từ 3,5-4,5 ngàn đồng/ kg cũng là nguồn thu đáng kể cho người nông dân xứ này. Nhưng hơn tất cả, chuối Tân Long phải có vị thế khác, xa hơn, cao hơn trong thị trường trái cây xuất khẩu. Phải làm sao để mỗi người khách du lịch khi đến Hướng Hóa, ngoài việc tham quan, mua sắm, điều tiếp theo họ hỏi đến là chuối Tân Long.

Để làm được việc đó, rất dễ dàng, đơn giản là trong mỗi quán ăn, nhà hàng, bàn tiệc thiết đãi khách xa, gần nên có một đĩa chuối. Thậm chí, mỗi gia đình nên có một đĩa chuối như thế, vì ít nhất hình ảnh đó sẽ là sự trân trọng mồ hôi, giá trị thương hiệu của quê nhà! Và cũng góp phần đưa thương hiệu này đi xa hơn trong tương lai.
 

Yên Mã Sơn / baoquangtri.vn

235 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 650
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 650
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78074887