Thường trực Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM 

(Chinhphu.vn) - Chiều 12/12, đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Thường trực Ban Bí làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM - Ảnh 1.

Đồng chí Võ Văn Thưởng phát biểu tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM - Ảnh: SGGP

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, Trưởng Đoàn khảo sát chủ trì cuộc làm việc.

Đồng chí Võ Văn Thưởng cho biết tại Hội nghị Trung ương 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sẽ tổng kết Nghị quyết 23.

Theo đó, một trong những nội dung rất quan trọng là Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ làm việc với các địa phương, các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị để tìm hiểu, quán triệt nội dung thực hiện Nghị quyết 23 về những vấn đề đạt được; chỉ ra  hạn chế, khuyết điểm và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay cần phải nghiên cứu.

Tại buổi làm việc, đồng chí Võ Văn Thưởng gợi mở nhiều nội dung để các đại biểu trao đổi, góp ý, đánh giá kết quả 20 năm thực hiện Nghị quyết 23.

Theo đồng chí Võ Văn Thưởng, TPHCM là một trong những địa phương có thực tiễn sôi động, nhiều kinh nghiệm. Vì vậy Thường trực Ban Bí thư đặt vấn đề, những biện pháp triển khai thực hiện trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi cần có gì mới và cần tập trung vào vấn đề nào?

Báo cáo kết quả 20 năm thực hiện Nghị quyết 23, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải đã tóm tắt một số kết quả nổi bật.

Theo đó, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 23, Chương trình hành động số 10, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm, nội dung, phạm vi và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Thành ủy, các cấp ủy đối với hệ thống chính trị.

Cùng với đó, TPHCM thực hiện nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng trên địa bàn Thành phố nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hệ thống Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tại TPHCM, nhất là ở cơ sở được củng cố, kiện toàn, phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh để đạt được những kết quả nêu trên là nhờ có sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát, thường xuyên của Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, sự hướng dẫn kịp thời của các bộ, ngành Trung ương.

Cùng với đó là sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp; sự tích cực phối hợp thống nhất hành động của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc các cấp tại TPHCM, nhất là sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, kiều bào....

Sự chủ động, sáng tạo, tích cực, đầy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị TPHCM phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội linh hoạt, kịp thời điều chỉnh, triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng đúng hướng, đảm bảo chất lượng, tiến độ, có trọng tâm, trọng điểm, đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trong hệ thống chính trị của TPHCM. 

Phó Bí thư Thành ủy TPHCM nêu những bài học kinh nghiệm của Thành phố. Trong đó, xác định rõ xây dựng, củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cùng với đó, giữ vững sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, trong hệ thống chính trị và nhân dân; xây dựng vững chắc mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Một bài học kinh nghiệm khác là thực hiện dân chủ ở cơ sở phải thực chất, phải nắm chắc các quan điểm, chủ trương để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện công tác giám sát, phản biện. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa lợi ích với nhân dân.

Bên cạnh đó, phải phát huy vai trò, sức mạnh của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trong việc tập hợp rộng rãi các giới, các ngành, cá nhân tiêu biểu và nhân dân gắn với thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, tạo điều kiện tối đa để nhân dân phát huy quyền làm chủ, tích cực tham gia góp ý vào công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội và các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua "Dân vận khéo", các cuộc vận động, các tổ chức tự quản ở cộng đồng dân cư…

theo SGGP

506 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 875
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 875
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 86331443