Nhớ lời Bác dạy “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” 

Năm tháng qua đi nhưng lời Bác Hồ căn dặn “Vì lợi ích trăm năm trồng người” vẫn còn nguyên giá trị đối với hôm nay và mãi mai sau. Bởi lẽ, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi “con người” là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng và trong tư tưởng của Người tất cả là vì “con người”. Đảng ta cũng khẳng định: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển của xã hội”. Chính vì vậy, suốt cả cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muôn, ham muốn tột bậc “là làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Và, để hiện thực hóa được mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đó là phải chăm lo sự nghiệp “trồng người”. Bác căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Đó chính là kế sách lớn cho sự phát triển, là một trong những giá trị mang tính nhân văn sâu sắc, còn nguyên vẹn giá trị trong công cuộc đổi mới v
Nhớ lời Bác dạy “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”

Thấm nhuần lời căn dặn của Người, 91 năm qua, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, nhất là hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạch hậu, quốc phòng an ninh được giữ vững, tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, uy tín và vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức, để có một thế hệ tương lai có đức, có tài gánh vác các trọng trách lớn, đưa Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu”, như Bác Hồ hằng mong ước, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta là phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà, đó là những con người “vừa hồng, vừa chuyên”, tức là có đức và có tài, trong đó đạo đức là gốc, là nền tảng, là yếu tố căn cốt của con người mới và là nhân tố thể hiện sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Đó là quan điểm về phát triển nguồn nhân lực trong tư tưởng Hồ Chí Minh mà ngày nay Đảng, Nhà nước ta, những người có trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục phải biết kế thừa, phát triển.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra mục tiêu là đến năm 2045 nước ta trở thành một nước phát triển có thu nhập cao. Để thực hiện thành công mục tiêu đó, thì nhiệm vụ “trồng người” là cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, trong phần định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 Đảng ta đã dành riêng một mục nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của ngành giáo dục – đào tạo đó là: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”. Điều đó cho thấy, Đảng, Nhà nước ta đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các cấp ủy đảng, chính quyền, ngành giáo dục - đào tạo là phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là hiện đại hóa, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đa dạng hóa phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, khung trình độ quốc gia gắn với thị trường. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo ở các vùng, miền để đầu tư, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và gắn với quy hoạch nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo. Tăng cường đào tạo thường xuyên và đào tạo lại cho người lao động, đặc biệt là kỹ năng mềm, tính kỷ luật, kỷ cương lao động. Phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Đồng thời, để đẩy mạnh phát triển giáo dục – đạo tào. Đồng thời thực hiện cơ chế tự chủ đối với một số trường phổ thông tại các đô thị lớn, các nơi có điều kiện; thí điểm cho thuê một số cơ sở giáo dục sẵn có theo nguyên tắc bảo đảm tất cả học sinh được đến trường. Tiếp tục thực hiện tự chủ đại học; phát triển một số trung tâm nghiên cứu, đào tạo hàng đầu. Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục và đào tạo. Thực hiện có chất lượng và hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, ứng dụng công nghệ thông tin. Tiến tới phổ cập trung học phổ thông gắn với phân luồng trong giáo dục. Giảm tỉ lệ mù chữ, bỏ học ở miền núi. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Nhân dịp, kỷ niệm 89 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, nhìn lại chặng đường phát triển của đất nước hơn 91 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta càng thấy những giá trị to lớn trong tư tưởng “trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng và toàn dân và toàn quân ta đang ra sức triển khai, tổ chức thực hiện đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống và đang tích cực thực hiện “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Kết luận 21 – KL/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, chúng ta càng thấm thía những chỉ dẫn của Người về công tác giáo dục - đào tạo. Ôn lại, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, chính là thấm nhuần sâu sắc lời Người căn dặn: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Tổ quốc và Nhân dân” nhằm góp đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tân Linh

3260 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 697
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 697
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77460216