Khơi dậy khát vọng, tinh thần học tập trong từng gia đình, xã hội 

Khuyến học, khuyến tài; xây dựng xã hội học tập là một chủ trương lớn, xuyến suốt của Đảng và Nhà nước ta. Với nhiệm vụ cốt yếu “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục” thì việc xây dựng xã hội học tập lại càng đặc biệt quan trọng.

Đối với tỉnh Quảng Trị, mặc dù điều kiện tự nhiên, xã hội, nguồn lực còn hạn chế nhưng công tác khuyến học, khuyến tài; xây dựng xã hội học tập đã có những kết quả quan trọng: Hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo được ban hành khá đồng bộ; mạng lưới tổ chức khuyến học phát triển rộng khắp và hoạt động tương đối đồng đều, hiệu quả; đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến học tâm huyết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm. Các phong trào khuyến học phát triển ngày càng đa dạng, phong phú cả về hình thức, nội dung nên đã thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp Nhân dân. Công tác xã hội hóa khuyến học được đẩy mạnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể đã có sự phối hợp chặt chẽ tạo sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh sự nghiệp khuyến học, khuyến tài.

Tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 3.561 tổ chức hội, tăng 7 tổ chức so với năm 2020; tổng số hội viên gần 220.000 người; kết quả xây dựng 04 mô hình học tập, gồm: Gia đình học tập đã có 136.047/ 166.574 đạt danh hiệu này; 1473 mô hình “Dòng họ học tập”; 761 mô hình “Cộng đồng học tập” và 736 mô hình “Đơn vị học tập”. 125/125 xã có trung tâm học tập cộng đồng; 768 thôn, bản, khu phố có nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng….Những con số “biết nói” đó đã minh chứng cho phong trào học tập cho mọi người, cho mọi nhà đã phát triển khá bền vững.

Đất nước đang đứng trước yêu cầu phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Trong quá trình đó, nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, vị trí của xây dựng xã hội học tập ngày càng lớn. Theo tinh thần đó, thiết nghĩ cần  bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Khuyến học từ tỉnh đến cơ sở; lấy củng cố chi hội khuyến học ở các khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học làm nòng cốt nhằm đưa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển bền vững; gắn việc việc phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập với phong trào làm kinh tế giỏi, xoá đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao kiến thức của Nhân dân; tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Hội Khuyến học với các cấp, các ngành trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với hội khuyến học cùng cấp tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đa dạng hoá các loại hình đào tạo; kịp thời phát hiện để bồi dưỡng nhân tài, nhất là tài năng trẻ trên các lĩnh vực. Tích cực vận động Nhân dân thường xuyên học tập đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, lao động năng động, sáng tạo trong điều kiện nền kinh tế số hiện nay. Đặc biệt là phải khơi dậy khát vọng vọng, tinh thần học tập trong từng gia đình, xã hội. Chỉ có như vậy, xã hội ta thực sự là một xã hội học tập, bền vững. Nguyễn Trí Ánh

                                           

258 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 557
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 557
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78102928