Hoạt động kinh doanh lưu trú và du lịch lữ hành tiếp tục là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh Covid-19 trong tháng 8/2020 

Hoạt động thương mại - dịch vụ trong tháng 8/2020 cơ bản giảm so với cùng kỳ năm trước, nhất là đối với kinh doanh lưu trú và du lịch lữ hành do sự xuất hiện làn sóng thứ 2 của dịch bệnh Covid-19. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,06% so với tháng trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt 2.420,71 tỷ đồng, giảm 15,97% so với tháng trước và giảm 5,91% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2.212,93 tỷ đồng, giảm 10,13% so với tháng trước và giảm 0,05% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu lưu trú và ăn uống 83,10 tỷ đồng, giảm 55% và giảm 69,13%; du lịch lữ hành không phát sinh doanh thu; doanh thu dịch vụ khác 140,79 tỷ đồng, giảm 55,14% và giảm 45,25%. Tính chung 08 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hành hóa ước đạt 20.229,41 tỷ đồng, tăng 0,84% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu vận tải trong tháng ước đạt 122,19 tỷ đồng, giảm 25,55% so với tháng trước và giảm 11,68% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 08 tháng, ước đạt 1.205,84 tỷ đồng, tăng 6,39% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kinh doanh lưu trú và du lịch lữ hành tiếp tục là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh Covid-19, nhất là trong giai đoạn thành phố Đông Hà thực hiện giãn cách xã hội 15 ngày để phòng, chống làn sóng thứ 2 của dịch bệnh Covid-19; theo đó, khách lưu trú trong tháng đạt 8.021 lượt, giảm mạnh 75,49% so với tháng trước và giảm 79,45% so với cùng kỳ năm trước; từ đầu năm đến nay, số lượt khách lưu trú ước đạt 170.016 lượt, giảm 42,43% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách lưu trú 142.708 ngày, giảm 58,75%. Số lượt khách du lịch theo tour trong tháng không phát sinh; từ đầu năm đến nay, số lượt khách du lịch theo tour ước đạt 1.656 lượt, giảm 85,88% so với cùng kỳ năm trước; số ngày khách du lịch theo tour 4.070 ngày, giảm 86,53%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Tháng 8/2020, CPI tăng 0,06% so với tháng trước. Một số yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng so với tháng trước là: Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có nhiều đơn hàng nên giá lương thực trên thị trường tăng; trên địa bàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội 15 ngày để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, người dân hạn chế ra đường nên nhu cầu một số loại thực phẩm ăn uống tại gia đình tăng làm cho giá tăng; tuy nhiên, có một số yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại: do thực hiện giãn cách xã hội nên nhu cầu mua sắm các mặt hàng không thiết yếu giảm nên chỉ số giá giảm; giá thịt lợn hơi giảm; giá một số loại thực phẩm phục vụ các nhà hàng giảm… Chỉ số giá vàng tăng 12,75% so với tháng trước, do giá vàng thế giới tăng; riêng chỉ số giá đô la Mỹ tương đối ổn định, giảm 0,07% so với tháng trước. Trong mức tăng 0,06% của chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2020 so với tháng trước, có 03/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,25% (lương thực tăng 0,57%, thực phẩm tăng 0,29%, ăn uống ngoài gia đình ổn định), thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06% và đồ dùng và dịch vụ khác tăng 0,09%; có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giảm là may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,03%, nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,12% và thiết bị, đồ dùng gia đình giảm 0,08%, giao thông giảm 0,1%, bưu chính viễn thông giảm 0,01%, văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,05%; các nhóm hàng hóa khác giá ổn định. CPI bình quân 08 tháng năm 2020 tăng 3,87% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Thái Minh

960 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 767
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 767
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78054134