Giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đạt trên 80% kế hoạch 

(Chinhphu.vn) - Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc năm ngân sách 2022 (tính đến 31/1/2023), ước tính tỷ lệ giải ngân của cả nước đạt 80,63% kế hoạch, đạt 92,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đạt trên 80% kế hoạch - Ảnh 1.

Giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đạt trên 80% kế hoạch

Nỗ lực đưa nguồn vốn đầu tư công phục hồi nền kinh tế

Có thể thấy, chưa năm nào Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ lại ra nhiều nghị quyết, công điện, chỉ thị cùng nhiều văn bản để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công như năm 2022 (3 nghị quyết chuyên đề về giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, 5 công điện, 1 chỉ thị).

Đồng thời, 6 Tổ công tác của Chính phủ để kiểm tra, đôn đốc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 cũng được thành lập từ rất sớm. Hay tại các cuộc họp của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu Chính phủ luôn nhấn mạnh không để tình trạng "đầu năm thong thả, cuối năm gấp rút" trong giải ngân vốn đầu tư công.

Đối với 6 Tổ công tác do 4 Phó Thủ tướng Chính phủ và 2 tư lệnh ngành (Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) làm tổ trưởng cũng thường xuyên có những cuộc họp trực tuyến, họp trực tiếp với các bộ, ngành, địa phương được phân công theo dõi để kịp thời nắm bắt những khó khăn và đôn đốc tiến độ giải ngân.

Với vai trò được giao là Tổ trưởng Tổ công tác số 6 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc từng nhiều lần nhấn mạnh, giải ngân vốn đầu tư công có vai trò quan trọng, dẫn dắt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, Bộ trưởng cũng nhắc nhở lãnh đạo các địa phương cần quan tâm đến công tác này, cần bám sát hiện trường, giải quyết ngay các nút thắt, đôn đốc chủ đầu tư thi công các công trình, dự án... để hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra.

Tỷ lệ giải ngân năm 2022 chưa đạt như kỳ vọng

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục tạo nền tảng để cả nước thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Do đó, công tác giải ngân vốn đầu tư công càng trở nên vô cùng quan trọng để đưa nguồn vốn vào trong xã hội, tạo động lực phát triển mới cho đất nước, tuy nhiên, việc thực hiện vẫn chưa đồng đều.

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, ước thanh toán từ đầu năm đến 31/1/2023 là 539.276,51 tỷ đồng, đạt 80,63% kế hoạch, đạt 92,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 78,08% kế hoạch và đạt 95,11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Có 13 bộ, cơ quan trung ương và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 đạt trên 90%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ngân hàng Phát triển (100%), Thanh tra Chính phủ (100%), Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam (100%), Hội Luật gia (100%), Ngân hàng Nhà nước (100%), Hội Nhà báo Việt Nam (100%), Bộ Nội vụ (100%), Hội Nhà văn (100%), tỉnh Thái Bình (97,4%), tỉnh Lâm Đồng (96,9%)…

Kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng số vốn trên 700 nghìn tỷ đồng

Năm 2023, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công với tổng số vốn trên 700 nghìn tỷ đồng. Đây là tổng mức đầu tư rất lớn, tăng khoảng 140 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 25%) so với kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch năm 2021.

Năm 2023 cũng là năm phải giải ngân toàn bộ số vốn còn lại thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy có thể thấy, khối lượng vốn cần giải ngân trong năm 2023 rất lớn.

Có thể năm 2022 kết quả giải ngân vốn đầu tư công không được như mong đợi, nhưng đây chính là nguồn động viên to lớn để các bộ, ban, ngành, địa phương lấy làm động lực cho các năm sau để việc giải ngân vốn đầu tư công không còn là "nỗi trăn trở" mỗi khi nhắc đến.

KL

182 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 558
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 558
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78064825