Đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng, chống thiên tai 

Những năm gần đây, tình hình thiên tai ở nước ta diễn biến ngày càng phức tạp, cực đoan, bất thường; gây tổn thất nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng đến môi trường, đời sống, sản xuất của Nhân dân và sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước. Năm 2021 vừa qua, thiên tai trên thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến bất thường, khốc liệt, với gần 380 trận thiên tai, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Mặc dù các quốc gia đã rất nỗ lực phòng, chống song thiên tai đã làm 16.000 người chết, thiệt hại về kinh tế trên 343 tỷ USD (cao hơn nhiều so với năm 2020).

Ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp nên mặc dù thiệt hại do thiên tai thấp nhất trong những năm gần đây nhưng cũng đã làm 108 người chết, mất tích; thiệt hại vật chất cũng lên đến 5.200 tỷ đồng.

Những tháng đầu năm 2022, tình trạng mưa lũ lớn trái mùa kèm theo dông lốc trên diện rộng vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 tại các tỉnh miền Trung; rét lịch sử cuối tháng 2 ở khu vực miền núi phía bắc; động đất gia tăng cả về cường độ và tần suất tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum; bên cạnh ảnh hưởng của dịch Covid-19 tác động không nhỏ đến các hoạt động phòng chống thiên tai. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2022 có khả năng xuất hiện bão mạnh trái quy luật với khoảng 10 - 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông. Lượng mưa trong năm có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc, khả năngxảy ra hiện tượng mưa cực đoan cao.

Đề chủ động, sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, điều cốt yếu là phải chuyển mạnh mẽ từ bị động đối phó sang chủ động phòng ngừa, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai. Theo đó, cần tập trung một số công việc sau:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; xác định dây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm, đặc biệt người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác phòng, ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tạo sự thống nhất và hành động của mỗi tập thể, cá nhân trước tình hình và tác động tiêu cực ngày càng phức tạp của thiên tai.

Nâng cao kiến thức cho cán bộ lãnh đạo các cấp, nhất là cấp cơ sở để có thông tin, kỹ năng, nghiệp vụ và cách thức ứng phó với thiên tai có hiệu quả. Tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách, gắn với quá trình xây dựng và thực hiện các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của các cấp, ngành, địa phương.

Tôn vinh và nhân rộng các mô hình hiệu quả, điển hình tiên tiến trong công tác công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Giới thiệu kinh nghiệm, thành công về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong các chương trình hợp tác quốc tế về kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao vai trò, trách nhiệm, vị thế của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề của thế giới trên diễn đàn và thiết chế quốc tế. Trí Ánh

584 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 672
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 672
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77283904