Đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 

Đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên nhằm thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về giáo dục và đào tạo, nhất là Nghị quyết số 29–NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nhờ đó sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tiếp tục phát triển, quy mô trường lớp được sắp xếp hợp lý; cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng bền vững. Công tác giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc…

Tuy nhiên, khoảng cách về chất lượng giáo dục toàn diện ở các xã còn khá xa so với các phường, thị trấn ở trung tâm thành phố, huyện, thị xã; cơ sở vật chất một số trường chưa đảm bảo đúng chuẩn theo quy định. Giáo dục truyền thống, nhất là lịch sử địa phương; giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở các nhà trường chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Một số nét văn hóa truyền thống đặc trưng của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang dần bị mai một… Có rất nhiều nguyên nhân đẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân cơ bản đó là nội dung chương trình giảng dạy bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các nhà trường chủ yếu là giảng dạy lồng ghép trong một số tiết học, môn học. Trình độ dân trí không đồng đều, đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là ở các xã mới sáp nhập nên phụ huynh học sinh chưa có điều kiện quan tâm tới việc học tập của con em.

Vì vậy, trong thời gian tới, để hoàn thành được mục tiêu đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra, trước hết, cần tập trung tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về giáo dục và đào tạo, công tác bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Tăng cường tuyên truyền thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới gắn với bảo vệ, phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc. Chú trọng phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp học, duy trì và nâng cao các tiêu chí phổ cập giáo dục các cấp. Điều chỉnh quy mô lớp học, tăng số học sinh trên lớp ở các cấp học, đảm bảo không vượt mức tối đa theo quy định, phù hợp thực tiễn tại các đơn vị trường học. Quan tâm đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở vật chất trường học, mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu dạy học và đổi mới giáo dục. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tối đa dân số trong độ tuổi đến trường; duy trì sĩ số học sinh. Duy trì và nâng cao các tiêu chí phổ cập giáo dục các cấp.

Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo cần đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chỉ đạo các cơ sở trường học trên địa bàn quan tâm xây dựng chương trình giáo dục bám sát mục tiêu giáo dục, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng đơn vị. Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, phòng tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện và phát triển chương trình giáo dục mầm non, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở vùng khó khăn vùng dân tộc thiểu số; thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

Tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ, từng bước cho trẻ làm quen với một số nét về không gian văn hóa các dân tộc phù hợp với thực tế của cơ sở giáo dục trong chương trình giáo dục nhà trường. Đối với giáo dục phổ thông, các trường học đã thực hiện nghiêm túc các chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đặc biệt quan tâm tới việc triển khai chương trình giáo dục địa phương… Bám sát mục tiêu giáo dục, phù hợp với điều kiện thực tiễn từng đơn vị. Đổi mới hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát triển năng lực học sinh, xây dựng trường học thân thiện, an toàn - xanh - sạch - đẹp. Quan tâm đến công tác giáo dục dân tộc bằng cách đưa nội dung bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với thực tế của từng trường học. Cùng với đó là giới thiệu các di sản văn hóa tiêu biểu (làn điệu dân ca, trò chơi dân gian…) cho học sinh trong các hoạt động tập thể, ngoại khóa. Các trường học cần tiếp tục thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống anh hùng, lòng yêu quê hương, đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc… qua đó bồi đắp tình yêu quê hương, giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc cho học sinh.

Thực hiện tốt và đồng bộ những giải pháp trên sẽ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về giáo dục và đào tạo, để giáo dục và tạo tạo thực sự là “quốc sách hàng đầu”. Tân Linh

 

842 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 767
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 767
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78054135