Cam Lộ vững trên 'đôi vai' nông nghiệp 

Quê hương của nhà thơ Chế Lan Viên - huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị bây giờ gió Lào không còn thổi qua những cánh đồng khô cháy nữa, mà thổi qua những hồ thuỷ lợi, những rừng trằm, rừng cao su mang theo màu xanh đầy sức sống.
10-43-55_cm_lo_1
Hồ tiêu Cùa, đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước

Huyện Cam Lộ nằm ngay trên Quốc lộ 9 - Hành lang kinh tế Đông Tây, có đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1 A đi qua. Xa hơn nữa, nơi đây từng là mảnh đất hào hùng của lịch sử với nhiều di tích nổi tiếng. Cuối thế kỷ 19, Tân Sở của Cam Lộ được vua Hàm Nghi chọn làm nơi Sơn phòng- kinh đô chống Pháp. Đặc biệt Cam Lộ là nơi đặt trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam...

Trở lại Cam Lộ lần này nhìn những vùng đồi thoai thoải trong sương sớm ban mai, những thay đổi đáng ngạc nhiên về Cam Lộ khiến ai cũng thấy vui ra mắt. Huyện Cam Lộ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững với những mô hình sản xuất lúa, lạc, cao su, gỗ nguyên liệu, hồ tiêu, dứa, cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc.

Trước đây, Cam Lộ luôn bị nắng hạn thiêu cháy, nền nông nghiệp chỉ chờ trời. Nhiều hộ gia đình trồng cây lạc ngày đêm ngửa cổ trông trời mưa xuống. Trồng cây đến cuối vụ thu hoạch phân bón vẫn chưa hoa tan vào đất. Nhưng từ khi công trình thuỷ lợi Đá Mài Tân Kim có vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng đi vào hoạt động đã cung cấp đủ nước tưới cho một phần diện tích lớn của Cam Lộ. Chuyện hồ thuỷ lợi Đá Mài Tân Kim mang nước về tưới mát cho cả vùng Cam Lộ trước đây chỉ là giấc mơ, nhưng nay đã thành hiện thực. Ngoài việc cung cấp nước tưới, khi gió Lào thổi về đi qua hồ thuỷ lợi Đá Mài Tân Kim sẽ mang theo hơi nước làm mát dịu lại sự hanh khô thường ngày của vùng gò đồi giúp cho môi trường sống được cải tạo đáng kể.

Ông Ngô Quang Chiến, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ, rất am tường khi phác họa chân dung vùng đất này: “Kinh tế gò đồi là điểm tựa quan trọng để Cam Lộ có nhiều hướng phát triển mới để thực hiện tốt chủ trương giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Nhờ đứng trên đôi vai nông nghiệp mà Cam Lộ đã đi lên mạnh mẽ như hôm nay”.

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 15 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần 16 (2015-2020) với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của người dân nên kinh tế - xã hội ở Cam Lộ đạt được những kết quả đáng mừng.

Qua khảo sát, đánh giá cho thấy có 20/20 chỉ tiêu của nghị quyết đại hội đề ra đến nay đã đạt và vượt. Để được vậy, huyện Cam Lộ đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các chính sách ưu đãi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển thương mại, dịch vụ. Đồng thời thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chú trọng liên kết, liên doanh với doanh nghiệp để tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm. Nhất là huyện quyết liệt thực hiện Chương trình MTQG xây dựng huyện NTM, xã NTM kiểu mẫu.

10-43-55_cm_lo_2
Phát triển cây dứa nguyên liệu tại huyện Cam Lộ

Năm 2018, huyện Cam Lộ đã tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp một cách linh hoạt, hiệu quả nên 15/15 chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt gần 13%, thu nhập bình quân đầu người hơn 36 triệu đồng, tạo việc làm cho hơn 1.200 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,26%, 8/8 xã đã về đích NTM…

Ông Ngô Quang Chiến cho biết Cam Lộ chia sẻ, huyện quyết tâm đến cuối năm 2019 sẽ trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Quảng Trị.

LÂM KHÁNH
499 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 413
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 413
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78091305