Ban hành hướng dẫn tổ chức và hoạt động của ban tuyên giáo xã, phường, thị trấn 

Đến cuối năm năm 2022, toàn tỉnh Quảng Trị có 125 tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn đã thành lập ban tuyên giáo giáo cơ sở, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, 101 xã, 13 phường và 11 thị trấn; với 975 cán bộ (nam 637, nữ 338). Về trình độ chuyên môn: Đại học, trên đại học 936 ( trong đó trên đại học 28) chiếm tỷ lệ 96 %; trung cấp, cao đẳng 34, khác 05; Trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân: 42; trung cấp 831, sơ cấp 79 chưa qua đào tạo 23. Qua khảo sát, cho thấy, có 66/125 bí thư cấp ủy kiêm nhiệm trưởng ban; 24 Phó bí thư thường trực, 25 Chủ tịch UBND cấp xã, 03 Chủ tịch Ủy ban MTTQVN xã, 01 ủy viên Ban thường vụ và 06 ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Chủ tịch UBND xã kiêm nhiệm chức danh này. Những năm qua, đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở được tập huấn nghiệp vụ, trong đó có trên ½ cán bộ tuyên giáo cơ sở được cử đi đào tạo các lớp dài ngày.

Gần 20 năm đi vào hoạt động với tư cách là một cấp trong hệ thống tuyên giáo 4 cấp: Trung ương- Tỉnh- Huyện, Ban tuyên giáo cơ sở là cơ quan tham mưu, giúp việc cho cấp ủy về các lĩnh vực: Tuyên truyền, Khoa giáo, biên soạn lịch sử  đảng bộ địa phương; Nhờ vậy, một số lĩnh vực của công tác Tuyên giáo như: Giáo dục lý luận chính trị, văn hóa văn nghệ, khoa giáo, lịch sử Đảng, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được triển khai bài bản và có sức lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng đến với đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ Tuyên giáo cơ sở đã thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội; nhất là các thông tin trái chiều, thông tin nhạy cảm để phân tích, dự báo, tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền giải quyết, xử lý kịp thời, góp phần xây dựng, bồi đắp, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; tạo  sự đoàn kết, đồng thuận trong Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên giáo cấp xã vẫn còn những bất cập, hạn chế: Cơ cấu, tổ chức và mô hình hoạt động của các ban tuyên giáo cấp xã còn thiếu thống nhất giữa các địa phương; hoạt động thiếu thường xuyên, thiếu chủ động; công tác phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên giáo ở một số nơi chưa chặt chẽ…

Để công tác tuyên giáo cấp xã ngày càng đi vào nền nếp, hoạt động hiệu quả, đồng bộ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của ban tuyên giáo cấp xã.

Theo đó, ban tuyên giáo cấp xã là bộ phận tham mưu, giúp việc của đảng ủy xã, phường, thị trấn về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, giáo dục truyền thống cách mạng, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo và nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ cấp xã. Có nhiệm vụ:Tham mưu giúp cấp ủy trong việc giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Tuyên truyền, nhân rộng gương người tốt, việc tốt và những điển hình tiên tiến; Tham mưu giúp cấp ủy xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch học tập, quán triệt, tuyên truyền tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị và các văn bản của Đảng tại địa phương; tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương; thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên; Theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, dư luận xã hội, những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị tư tưởng ở địa bàn xã, phường, thị trấn; dự báo những diễn biến, xu hướng chính trị tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời tham mưu cho cấp ủy về phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; Trực tiếp chỉ đạo về nội dung chính trị, tư tưởng trong các tài liệu, hoạt động phục vụ công tác tuyên truyền; chỉ đạo tổ chức công tác phát hành, sử dụng các loại tài liệu, sách, báo, tạp chí của Đảng, các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo, thể dục - thể thao ở cơ sở; Tham mưu việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, phát hành lịch sử đảng bộ, biên niên sự kiện lịch sử đảng bộ và chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử đảng bộ địa phương; Tham gia với chính quyền địa phương trong việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện các quy định của cấp trên về các nội dung liên quan đến công tác tuyên giáo.

Về tổ chức và hoạt động ban tuyên giáo cấp xã, Ban tuyên giáo cấp xã do đảng ủy xã, phường, thị trấn quyết định thành lập với số lượng 5 - 7 thành viên. Cơ cấu bao gồm: Bí thư hoặc Phó Bí thư thường trực đảng ủy xã, phường, thị trấn làm Trưởng ban. Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội làm Phó Trưởng ban. các thành viên còn lại, tùy theo tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn trong số các chức danh: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, cán bộ Văn phòng đảng ủy.

Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo còn xác định nguyên tắc hoạt động; chế độ hoạt động; mối quan hệ công tác và kinh phí hoạt động. Nguyễn Trí Ánh

1872 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Thông tin hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 618
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 618
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77164349