6 bài học kinh nghiệm từ thực tiễn công tác tiếp công dân 

(Chinhphu.vn) – Báo cáo Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022 đã nêu bật những kết quả đạt được trong công tác này và chỉ ra 6 bài học kinh nghiệm lớn được rút ra từ thực tiễn công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại.
Nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại - Ảnh 1.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022 tại phiên họp thứ 15 diễn ra vào chiều 13/9 - Ảnh: VGP/ĐH

Tại phiên họp thứ 15 chiều 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022.

Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt nhiều kết quả tích cực

Báo cáo của Chính phủ khẳng định, năm 2022, mặc dù có nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra và những vấn đề tồn đọng nhiều năm phải tiếp tục xử lý nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động giám sát của Quốc hội, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm hơn. 

Việc tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước các cấp có chuyển biến tích cực, đa số đều nhận thức rõ về trách nhiệm tiếp công dân định kỳ, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm.  Tỉ lệ người đứng đầu trực tiếp tiếp công dân tăng so với năm 2021, trong đó hầu hết Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc việc công khai lịch tiếp và trực tiếp tiếp công dân định kỳ hằng tháng; tổ chức đối thoại, chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp ngay từ nơi phát sinh; chấn chỉnh những việc làm sai trái của cán bộ, cơ quan cấp dưới; hướng dẫn công dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Công tác giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo được thúc đẩy; tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đạt 84,9%, cơ bản đạt yêu cầu và cao hơn nhiều so với năm 2021 (76,3%), nhất là các bộ, ngành Trung ương (93,8%) và nhiều địa phương cũng có tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Việc đối thoại trong giải quyết khiếu nại được quan tâm, tiến hành công khai, dân chủ, các phiên đối thoại công khai với công dân luôn khuyến khích đội ngũ luật sư tham gia với tư cách làm người tư vấn để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, đồng thời giải thích cho người dân hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến nội dung vụ việc;…

6 bài học kinh nghiệm lớn

Từ thực tiễn công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, 6 bài học kinh nghiệm lớn đã được rút ra.

Thứ nhất, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nhiệm vụ chính trị quan trọng; từ đó đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thứ hai, thực hiện tốt việc công khai, minh bạch, thực hiện trách nhiệm giải trình trong quản lý nhà nước, thi hành công vụ nhất là những lĩnh vực, công việc liên quan trực tiếp đến người dân, những lĩnh vực hay xảy ra sai phạm và phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo.

Thứ ba, giải quyết kịp thời, có lý, có tình các khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, tại nơi phát sinh vụ việc; những nội dung công dân chưa rõ, chưa hiểu được quan tâm giải thích rõ ràng và vận động, thuyết phục cho công hiểu và chấp hành; đối với những quyền lợi của dân bị xâm hại thì phải kịp thời phục hồi; đối với những vi phạm pháp luật phát hiện được qua công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì phải có biện pháp xử lý nghiêm minh và công khai cho dân biết.

Thứ tư, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành được tăng cương, nhất là sự phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên với các cơ quan của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong công tác trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 

Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được coi trọng; quy chế dân chủ tại cơ sở được coi trọng; việc đối thoại, hoà giải để giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong nhân dân ngay tại nơi phát sinh vụ việc được tăng cường.

Thứ sáu, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tiếp công dân được nâng cao, qua đó việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm hiệu quả, tránh sai sót trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nguyễn Hoàng

93 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 734
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 734
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77171982