Một số giải pháp phát triển nền kinh tế số  

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định, đến năm 2025, kinh tế số chiếm tỷ trọng 20% GDP, đến năm 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP. Đối với tỉnh ta, Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2025 xác định: Phấn đấu kinh tế số chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) (2025) và 15% (2030); từng bước và tiến đến ứng dụng rộng rãi các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt dộng kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng”.

Để đạt mục tiêu trên, vấn đề đặt ra là phải cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để phát triển kinh tế số, xã hội số. Phát triển mạnh hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số… 

Để phát triển kinh tế số ở Việt Nam, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

 (1) Xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, chính sách nhằm tạo khuôn khổ cho phát triển kinh tế số. (2) Đẩy mạnh cải cách và số hóa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp, bao gồm việc xây dựng kết cấu hạ tầng dữ liệu quốc gia, xây dựng chiến lược quản trị số. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính như đơn giản hóa, số hóa, điện tử hóa, minh bạch hóa thông tin để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Tập trung vào việc phát triển chính phủ điện tử, ngân hàng điện tử, giao dịch điện tử và thương mại điện tử. (3) Hỗ trợ nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời chú trọng bồi dưỡng, phổ biến, trang bị kiến thức cho đội ngũ doanh nhân Việt Nam đáp ứng yêu cầu của kinh tế số và xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như thích ứng với hội nhập vào thị trường thế giới trong thời kỳ mới. (4) Khuyến khích và thúc đẩy mạnh việc thanh toán điện tử trong nền kinh tế. (5) Trang bị kiến thức, thống nhất tư tưởng và hành động về kinh tế số, từ đó làm chuyển biến mạnh mẽ tư duy lãnh đạo quản lý cũng như điều hành kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế số. (6) Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số. Trong đó tập trung phát triển, thu hút các chuyên gia về công nghệ số, các doanh nhân số…

Để mục tiêu, giải pháp đi vào cuộc sống, công tác tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau

Một là, thông tin, tuyên truyền về tầm quan trọng của nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay, trong đó chú trọng tuyên truyền những cơ hội, thách thức đặt ra đối với nền kinh tế số ở Việt Nam.

Hai là, tuyên truyền các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh nội dung đẩy mạnh cải cách và số hóa các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số.

Ba là, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về kinh tế số, khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia vào nền kinh tế số, trước mắt là sử dụng các phương thức thanh toán điện tử hiện đại như quét mã QR, thanh toán bằng ví điện tử qua điện thoại di động, sử dụng các dịch vụ Internet Banking của hệ thống ngân hàng… Trí Ánh

 

2587 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 810
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 810
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77465690