Nhật Bản ban hành luật quốc hữu hóa cơ sở sản xuất thiết bị quốc phòng 

Theo luật về quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất thiết bị quốc phòng, nếu các công ty gặp khó khăn trong việc duy trì các hoạt động sản xuất liên quan đến quốc phòng, nhà nước sẽ mua các nhà máy
Nhật Bản ban hành luật quốc hữu hóa cơ sở sản xuất thiết bị quốc phòng

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 7/6, Quốc hội Nhật Bản đã ban hành luật về quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất thiết bị quốc phòng, theo đó sẽ tạo ra một hệ thống mua lại hoặc thực hiện cơ chế thuê ngoài nhằm hỗ trợ các công ty sản xuất quốc phòng đang gặp khó khăn.

Đây là động thái mở rộng sự hỗ trợ của chính phủ dành cho công nghiệp quốc phòng trước sự rút lui của nhiều công ty do lợi nhuận thấp.

Theo luật này, nếu các công ty gặp khó khăn trong việc duy trì các hoạt động sản xuất liên quan đến quốc phòng, nhà nước sẽ mua các nhà máy và các cơ sở đó để sản xuất thiết bị được coi là không thể thiếu đối với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, hoặc tiến hành thuê công ty bên ngoài thực hiện hoạt động sản xuất đó.

Thông qua hệ thống mới, Nhật Bản hy vọng sẽ giảm bớt gánh nặng đầu tư ban đầu cho các công ty được giao nhiệm vụ tiếp quản các hoạt động sản xuất quốc phòng, nhằm duy trì các cơ sở phát triển và sản xuất thiết bị quốc phòng của nước này. Trong ngân sách tài khóa 2023, Chính phủ Nhật Bản đã dành 40 tỷ yen (khoảng 286 triệu USD) cho các chi phí liên quan đến hoạt động này.

Chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các công ty đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hợp lý hóa quy trình sản xuất, tăng cường an ninh mạng và tiến hành việc tiếp nối hoạt động kinh doanh.

Nhật Bản cũng sẽ lập một quỹ để trợ cấp chi phí thay đổi thông số kỹ thuật và hiệu suất của thiết bị quốc phòng nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang các quốc gia khác

[Quốc hội Nhật Bản phê chuẩn thỏa thuận quốc phòng với Australia, Anh]

Luật cũng quy định việc bảo mật thông tin về sản xuất quốc phòng, theo đó xác định thông tin do Bộ Quốc phòng cung cấp về thiết bị quốc phòng là bí mật.

Nhân viên công ty hoặc những người khác làm rò rỉ thông tin như vậy sẽ bị phạt tù lên đến một năm hoặc phạt tiền lên đến 500.000 yen (3.572 USD). Các công ty cũng sẽ có nghĩa vụ trả lời các cuộc khảo sát của Bộ Quốc phòng để chính phủ có được bức tranh toàn cảnh hơn về chuỗi cung ứng thiết bị quốc phòng.

Trong Chiến lược An ninh Quốc gia sửa đổi, được công bố tháng 12/2022, Chính phủ Nhật Bản đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường các cơ sở công nghệ và sản xuất thiết bị quốc phòng, coi đó là "năng lực phòng thủ của đất nước"./.

Nguyễn Tuyến (TTXVN/Vietnam+)

 

404 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1572
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1572
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88996124