Kiểm tra tình hình thực tế tại dự án Cụm liên hợp Dệt – Nhuộm – May Hải Lăng  

(QT) - Chiều 6/9/2017, đồng chí Hà Sỹ Đồng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đoàn kiểm tra tình hình thực tế tại dự án Cụm liên hợp Dệt - Nhuộm - May Hải Lăng.

Đồng chí Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra hệ thống xử lý nước thải trong nhà máy

 

Dự án Cụm liên hợp Dệt - Nhuộm - May Hải Lăng do Công ty TNHH dệt may Vinatex Quốc tế Toms làm chủ đầu tư. Nhà máy có các xưởng chính gồm: xưởng dệt, xưởng nhuộm, xưởng may và các hạng mục phụ trợ. Diện tích dự án 28.000 m2, tổng mức đầu tư 300 tỉ đồng.

Từ tháng 4-10/2107 công ty vận hành thử nghiệm nhà máy. Dự án có công suất 10 triệu sản phẩm may dệt kim/năm, giải quyết việc làm cho 500 công nhân. Lượng nước thải của dự án 1.002,6 m3/ngày đêm. Để đảm bảo hoạt động nhà máy, doanh nghiệp đã đầu tư 25 tỉ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chất lượng nước thải cột A theo tiêu chuẩn QCVN13:2015/BTNMT trước khi xả thải ra hồ Khe Chè (thị trấn Hải Lăng) và kênh tiêu nội đồng xã Hải Thọ.

Tại cuộc họp đại diện chính quyền các địa phương liên quan như thị trấn Hải Lăng, xã Hải Thọ trình bày một số ý kiến băn khoăn, thắc mắc của người dân địa phương về chất lượng nước thải và vị trí xả thải chưa hợp lý. Người dân cũng mong được cơ quan liên quan và doanh nghiệp đối thoại, chia sẻ thông tin về vấn đề xử lý chất thải của nhà máy.

Sau khi nghe ý kiến từ cơ sở và trực tiếp kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy, hồ điều hòa có dung tích khoảng 7.000 mcủa nhà máy đặt tại khu đất Nhà máy may Phong Phú; các vị trí xả thải từ nhà máy ra hồ Khe Chè và kênh tiêu nội đồng xã Hải Thọ, đồng chí Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhắc nhở, phê bình doanh nghiệp về những lỗi vi phạm trong quá trình xả thải trước đây đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân. Doanh nghiệp cần nghiêm túc rút kinh nghiệm để đảm bảo phát triển thân thiện, bền vững với môi trường.

Đồng chí yêu cầu doanh nghiệp cam kết đồng hành với chính quyền địa phương để đảm bảo môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững. Trước mắt, doanh nghiệp cần phối hợp với UBND huyện Hải Lăng và các xã, thị trấn liên quan trong việc tuyên truyền, vận động để người dân hiểu những lợi ích của nhà máy trong việc thúc đẩy kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn.

Đồng thời công khai, minh bệnh các thông tin về hệ thống xử lý chất thải mà nhà máy đã đầu tư xây dựng. UBND huyện Hải Lăng chủ trì kết nối định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý để các trưởng đại diện hội, đoàn thể cơ sở, đại diện nhân dân tham quan, giám sát cộng đồng việc xử lý nước thải của nhà máy để xây dựng niềm tin với nhân dân địa phương.

Sở Tài nguyên và Môi trường cần ban hành bộ tài liệu hướng dẫn về quy trình xử lý chất thải của nhà máy, kết quả quan trắc tự động để các xã, thị trấn niêm yết công khai tại hội trường thôn, hợp tác xã… cho nhân dân nắm bắt. Nếu cần thiết Sở Tài nguyên và Môi trường lập đường dây nóng đối thoại, chia sẻ thông tin về quy trình xử lý nước thải của nhà máy để người dân hiểu, yên tâm.

Chính quyền địa phương cần định hướng dư luận, không để kẻ xấu lợi dụng phá hoại sự phát triển sản xuất công nghiệp của địa phương. Về vị trí xả thải không hợp lý ở nội đồng xã Hải Thọ gây ngập úng, ảnh hưởng sản xuất lúa của địa phương, đồng chí Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp doanh nghiệp điều chỉnh vị trí xả thải lên đúng địa điểm kênh tiêu úng, không xả trực tiếp ra nội đồng như hiện nay.

 

Lâm Thanh

 

 

598 Go top

Sự kiện nổi bật

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 472
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 472
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78104914