Cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ gây thiệt hại lớn cho xuất khẩu của Italy 

Trong ba tháng qua, Italy thiệt hại 3,3 tỷ USD (35 triệu USD/ngày) do xuất khẩu không thành công hoặc chậm trễ, và 5,5 tỷ USD (60 triệu USD/ngày) do thiếu nguồn cung về đầu vào cho sản xuất.
Cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ gây thiệt hại lớn cho xuất khẩu của Italy

Cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ đến nay đã khiến Italy thiệt hại 8,8 tỷ euro, tương đương 95 triệu/ngày. Đây là phần chi phí gia tăng đối với hàng xuất khẩu của Italy trong khoảng thời gian từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024.

Hiệp hội Các Doanh nghiệp Thủ công Italy (Confartigianato) đã tính toán mức độ tác động từ tình trạng suy giảm lưu lượng tàu hàng qua tuyến Biển Đỏ-Ấn Độ Dương đối với dòng chảy thương mại của Italy đến châu Á, châu Đại Dương, các quốc gia Vịnh Ba Tư và Đông Nam Châu Phi.

Đây là những tàu đi qua Eo biển Bab el-Mandeb, đến hoặc đi từ Kênh đào Suez, có nguy cơ bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công.

 

Theo Confartigianato, trong ba tháng qua, Italy thiệt hại 3,3 tỷ USD (35 triệu USD/ngày) do xuất khẩu không thành công hoặc chậm trễ và 5,5 tỷ USD (60 triệu USD/ngày) do thiếu nguồn cung về đầu vào cho sản xuất.

Viện Kinh tế Thế giới Kiel, một viện nghiên cứu của Đức chuyên về các vấn đề toàn cầu hóa, cho biết lượng container vận chuyển qua Biển Đỏ trong tháng 12/2023 đã giảm 66% so với mức trung bình giai đoạn 2017-2019, kéo theo những tác động trực tiếp đối với các vùng kinh tế của Italy.

Giá trị hàng hóa vận chuyển qua Biển Đỏ cao nhất là của vùng Lombardy, tương đương 12,9 tỷ USD, tiếp theo là các vùng Emilia-Romagna (9,4 tỷ USD), Veneto (5,7 tỷ USD), Tuscany (4,7 tỷ USD), Piedmont (4,2 tỷ USD) và Friuli-Venezia Giulia (2 tỷ USD).

 

Chủ tịch Confartigianato Marco Granelli cảnh báo: “Những tác động của cuộc khủng hoảng Biển Đỏ, cùng với thắt chặt tiền tệ đang diễn ra và việc kích hoạt lại các quy định ngân sách của Liên minh châu Âu (EU), có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Italy.

Do đó, cần áp dụng tất cả các biện pháp, bắt đầu bằng việc thực hiện Kế hoạch phục hồi quốc gia (PNRR), để thúc đẩy niềm tin và xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp cũng như tránh nguy cơ chậm lại trong chu trình mở rộng về việc làm.”./.

Tàu chở hàng di chuyển qua Kênh đào Suez ngày 13/1/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các nhà sản xuất và bán lẻ châu Âu lâm vào khó khăn do khủng hoảng ở Biển Đỏ

Gần như tất cả các tàu container đã được chuyển hướng từ Kênh đào Suez sang các tuyến đường dài hơn qua Mũi Hảo Vọng kể từ khi lực lượng Houthi tăng cường tấn công vào các tàu đi qua Vịnh Aden.

(TTXVN/Vietnam+)
34 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 629
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 629
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78050575