Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị - 10 năm xây dựng và trưởng thành, tham mưu hiệu quả cho cấp ủy về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 

QTO - Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành Nội chính Đảng, tập thể lãnh đạo, công chức, nhân viên Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị quyết tâm phấn đấu, tiếp tục đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Ngày 5/1/1966, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 133-NQ/TW về việc thành lập Ban Pháp chế Trung ương, là tổ chức tiền thân của Ban Nội chính Trung ương, do đồng chí Trường Chinh làm Trưởng Ban, đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Phó Trưởng ban. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, mặc dù tên gọi, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống cơ quan làm công tác tham mưu cho Đảng về nội chính có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh của từng giai đoạn, nhưng vẫn đảm bảo sự liên tục, xuyên suốt và có tính kế thừa, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao, phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đối với ngành Nội chính Đảng tỉnh Quảng Trị, sau ngày đất nước thống nhất, thực hiện chủ trương của Trung ương, năm 1977 ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra quyết định thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy. Đến tháng 7/1989 tỉnh Quảng Trị được lập lại, Phòng Nội chính - Tiếp dân trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy, với chức năng giúp Văn phòng Tỉnh ủy tham mưu Tỉnh ủy về lĩnh vực nội chính, thư từ, tiếp dân được thành lập và đi vào hoạt động.

Ngày 25/6/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 1025-QĐ/TU thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị theo Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) và Quy định số 183-QĐ/TW, ngày 8/4/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương. Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2013, là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh (Quyết định số 1289-QĐ/TU, ngày 5/5/2014 và Quyết định số 687-QĐ/ TU, ngày 29/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).

Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sau 10 năm hoạt động, từng bước khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, biên chế, kế thừa và phát huy thành quả của các giai đoạn trước, đồng thời nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy và hướng dẫn của Ban Nội chính Trung ương, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, từng bước nâng cao chất lượng công tác, xây dựng cơ quan ngày càng vững mạnh, đạt nhiều kết quả nổi bật.

Ban Nội chính Tỉnh ủy đã phát huy tốt vai trò tham mưu Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh. Làm tốt công tác nghiên cứu, đề xuất với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy về lĩnh vực nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện ở địa phương.

Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, thông báo, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trong đó, có một số văn bản lãnh đạo, chỉ đạo quan trọng như: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI, XVII; Kế hoạch số 70-KH/TU, ngày 31/10/2014 về thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Kế hoạch số 64-KH/ TU, ngày 24/4/2014 về việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 3/1/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 30/8/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng; Chương trình hành động số 56-CTHĐ/TU, ngày 20/4/2017 thực hiện Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Chỉ thị số 13-CT/TU, ngày 29/11/2021 về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới” và nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo quan trọng khác...

Tham mưu cấp ủy chỉ đạo, định hướng tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, lãng phí; chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều đợt bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ về nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh về nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp, đúc rút kinh nghiệm thông qua việc tham mưu, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; đôn đốc các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Từng bước tham mưu công tác kiểm tra, giám sát, rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội và thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước hằng năm đạt chất lượng, hiệu quả. Từ năm 2013 đến nay, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã chủ trì 104 cuộc kiểm tra, giám sát; thực hiện 8 đợt rà soát các kết luận thanh tra kinh tế - xã hội và thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBKT Tỉnh ủy. Qua công tác kiểm tra, giám sát, rà soát đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế để kịp thời chấn chỉnh; kiến nghị nhiều nội dung về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, về cơ chế chính sách và kiến nghị chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra theo quy định; đôn đốc thu hồi số tiền vi phạm, sai phạm do các cơ quan chức năng phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm toán nhưng chưa thu hồi được với số tiền hơn 10 tỉ đồng.

Tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, gắn với việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; tham mưu xử lý hơn 450 đơn; phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy trong việc thực hiện Quy định số 11- QĐi/TW, ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về việc tham mưu Thường trực Tỉnh ủy tiếp công dân và xử lý đơn, thư gửi đến Tỉnh ủy.

Chủ động phối hợp với các cơ quan nội chính, các ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các cấp nắm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền chỉ đạo giải quyết, góp phần đấu tranh, phòng ngừa vi phạm, đưa công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp ngày càng đi vào nền nếp; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, nắm chắc tình hình để kịp thời tham mưu xử lý có hiệu quả một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh theo dõi. Kịp thời tham mưu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố xét xử các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp.

Nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; các vụ án được điều tra, truy tố, xét xử công khai với mức hình phạt nghiêm minh, có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh, phòng ngừa chung, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Nghiên cứu, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tham gia ý kiến vào nhiều dự thảo văn bản của các cơ quan Trung ương liên quan đến lĩnh vực nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh: Chủ động làm tốt công tác thông tin, tổng hợp, tham mưu, đề xuất về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với các cấp, các ngành trong lĩnh vực cải cách tư pháp; thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh xây dựng, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành các hoạt động của Ban Chỉ đạo; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…

Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh. Sau gần một năm thành lập, hoạt động của Ban Chỉ đạo đã đạt được những kết quả bước đầu: xây dựng, ban hành Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo, Quy định kiểm tra, giám sát; chương trình công tác, chương trình kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo; tổ chức các cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo, phiên họp Ban Chỉ đạo, thông báo kết luận sau cuộc họp…

Trong thời gian qua, tập thể cán bộ, công chức Ban Nội chính Tỉnh ủy với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm đã khắc phục khó khăn, sáng tạo trong công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị, các phòng nghiệp vụ và nhiều cá nhân đã nhiều lần được Trung ương, Chính phủ, UBND tỉnh tặng thưởng cờ thi đua xuất sắc, bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác. Những thành tích đó thể hiện sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị.

Đó cũng là kết quả của sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Nội chính Trung ương; là sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cơ quan nội chính, các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh.

Trước yêu cầu của tình hình mới, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị tích cực chủ trì, phối hợp tham mưu Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:

Phối hợp tuyên truyền, quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để phát sinh “điểm nóng” trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác nắm tình hình, đấu tranh, phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; tham mưu xử lý kịp thời các vấn đề đột xuất, nổi cộm, phức tạp về an ninh, trật tự; tham mưu chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo đúng các quy định của pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm.

Tham mưu Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các sai phạm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; tham mưu thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; tham mưu thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý có hiệu quả hành vi “tham nhũng vặt” ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Tham mưu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo đúng tinh thần “không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sức ép của bất cứ tổ chức, cá nhân nào, bất kể người đó là ai”; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế theo chỉ đạo của Trung ương và vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; kịp thời áp dụng đồng bộ các biện pháp để thu hồi triệt để tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.

Thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh: Chỉ đạo nâng cao năng lực, phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp; chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan liên quan phối hợp thực hiện tốt các quy chế phối hợp liên ngành trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố, giải quyết án hình sự và thi hành án hình sự; chỉ đạo xử lý đối với các vụ việc, vụ án khó khăn, vướng mắc, nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 

Thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và trong phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; nghiên cứu, đề xuất Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo chỉ đạo hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nội chính và giữa các cơ quan nội chính với các cấp, các ngành, bảo đảm chặt chẽ, thường xuyên, nhịp nhàng, kịp thời, hiệu quả.

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác thi đua chuyên đề do Ban Nội chính Trung ương phát động về “Phát hiện và tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng; chủ động tham mưu, đề xuất xử lý các vấn đề phức tạp, nổi cộm về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh” giai đoạn 2021 - 2025.

Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc việc tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo.

Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành Nội chính Đảng, tập thể lãnh đạo, công chức, nhân viên Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị quyết tâm phấn đấu, tiếp tục đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

LY KIỀU VÂN - UVTVTU, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị

428 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 834
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 834
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77212941