Đẩy mạnh cải cách tư pháp 

(QT) - Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, hướng tới xã hội dân chủ kỷ cương, hạn chế các tiêu cực của xã hội, tạo sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Mục tiêu này đặt ra nhiệm vụ cấp thiết đối với các cơ quan tư pháp ở tỉnh Quảng Trị nói riêng trong thực thi nhiệm vụ.

Theo đó, công tác cải cách tư pháp đã được cấp ủy, tổ chức đảng ở các cơ quan tư pháp lãnh đạo tổ chức thực hiện. Hoạt động giám sát của HĐND các cấp đối với việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp ở địa phương được chú trọng. Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử được nâng lên và gắn với tinh thần cải cách tư pháp, không để xảy ra các sai sót nghiêm trọng, không có oan sai, bỏ lọt tội phạm. Mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh, huyện chặt chẽ và có hiệu quả.

 

Các cơ quan điều tra Công an tỉnh đã điều tra khám phá nhanh, thành công các vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng. Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp đã tăng cường trách nhiệm củng cố hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Tòa án nhân dân (TAND) các cấp thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, nâng cao chất lượng xét xử, tạo chuyển biến trong công tác xét xử các vụ án theo tinh thần cải cách tư pháp. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2017 đến nay TAND hai cấp đã thụ lý gần 2.500 vụ án dân sự.

 

Hệ thống TAND các cấp tiến hành rà soát, đánh giá lại những thủ tục hành chính để loại bỏ những thủ tục không cần thiết, đơn giản hoá việc tiếp nhận, hướng dẫn giải quyết các yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, công dân trong giải quyết các loại vụ án. Công khai, minh bạch các hoạt động hành chính tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi có việc liên quan yêu cầu để toà án giải quyết nhanh, gọn, đảm bảo hoạt động của toà án có hiệu quả, hiệu lực.

 

Nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ công chức, chuẩn bị tốt nguồn cán bộ cho việc thực hiện cải cách hành chính tư pháp. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường làm việc hiện đại, khoa học cho TAND các cấp. Đặc biệt là trang thiết bị giúp người dân dễ dàng tiếp cận toà án, tiếp cận công lý, pháp luật. Tiến hành tổ chức tổng kết và nhân rộng những kinh nghiệm, kết quả đã đạt được trong việc tổ chức thí điểm việc đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại các toà án địa phương đã thực hiện thí điểm.

 

Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền. Tăng cường đôn đốc và theo dõi việc xử lý văn bản trái pháp luật của các địa phương. Tổ chức thực hiện rà soát thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật và theo một số chuyên đề, lĩnh vực phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan.

 

Thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở địa phương,  tập trung vào các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận và lĩnh vực được xác định trọng tâm theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017. Tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kịp thời hướng dẫn, đôn đốc và tháo gỡ vướng mắc trong công tác theo dõi thi hành pháp luật ở các sở, ngành, địa phương.

 

Tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các hình thức về phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân. Đẩy mạnh việc rà soát, hoàn thiện, chuẩn hóa danh mục thủ tục hành chính và công bố kịp thời các thủ tục hành chính của cả ba cấp. Chú trọng thực hiện có hiệu quả việc đơn giản hóa thành phần, số lượng hồ sơ, quy trình thủ tục và thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại các lĩnh vực như đầu tư, thành lập doanh nghiệp, đất đai, môi trường, tài chính, cấp phép xây dựng, quy hoạch, hải quan, thuế, y tế, lao động, thương binh và xã hội, bảo hiểm xã hội.

 

Thực hiện nghiêm, đúng quy định về kiểm soát thủ tục hành chính, đảm bảo việc tham mưu rà soát, công bố, công khai, niêm yết kịp thời 100% thủ tục hành chính ở các sở, ngành, địa phương. Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thi hành các văn bản thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp; chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực luật sư, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các đơn vị. Thực hiện tốt Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 

Tập trung giải quyết bảo đảm đúng thời hạn, có chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Tăng cường tuyên truyền, quán triệt Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng và các văn bản pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng. Bên cạnh những kết quả đạt được, tiến trình cải cách tư pháp vẫn còn những điểm tồn tại cần quan tâm giải quyết. Do đó các cơ quan tư pháp cần chú trọng việc tự đánh giá thực chất về con người và điều kiện hoạt động, chú trọng đến các hoạt động bổ trợ tư pháp, bồi dưỡng nghiệp vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ theo mục tiêu, yêu cầu cải cách tư pháp.

 

Hồ Nguyên Kha

835 Go top

Sự kiện nổi bật

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 825
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 825
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78061872