Phụ nữ Quảng Trị “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”.  

Thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do TW Hội LHPN Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng phát động từ năm 2018 đến 2020, tại Quảng Trị đã được các cấp hội phụ nữ phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai nhiều hoạt động, mang lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đồng hành cùng phụ nữ vùng biên đã thực sự góp phần thay đổi nhận thức, đời sống người dân trên mọi lĩnh vực, phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững vùng biên của tổ quốc.
Phụ nữ Quảng Trị “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”.

Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện chương trình tại 5 xã miền núi đặc biệt khó khăn thuộc 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông gồm: A Xing, A Túc, A Ngo, A Bung, Pa Nang. Chương trình thực hiện 3 nhóm nội dung “đồng hành”: Hỗ trợ Hội LHPN các xã triển khai các hoạt động thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh khóa XIV; nâng cao năng lực cho cán bộ Hội và nhận thức cho hội viên phụ nữ; hỗ trợ nguồn lực tiếp sức cho phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, chung sức xây dựng nông thôn mới.Từ nội dung được xác định, trên cơ sở khảo sát nắm nhu cầu thực tế của từng địa phương, Hội LHPN tỉnh đã kết nối với các đơn vị đồng hành cùng phụ nữ biên cương xây dựng kế hoạch hỗ trợ hàng năm, phối hợp tổ chức Lễ ra quân "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" tại xã A Xing, khởi động cho chuỗi các hoạt động thiết thực tại 5 xã biên cương liên tục trong những năm qua.

Qua 3 năm triển khai thực hiện chương trình, Hội đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động. Hội tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức về mọi mặt cho hội viên, phụ nữ. Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh  tranh thủ kết nối, lồng ghép các hoạt động, đồng thời kêu gọi nhiều đơn vị đồng hành, hỗ trợ các công trình, phần việc thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương thông qua nhiều hình thức và hoạt động cụ thể. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với năng lực, trình độ, nhu cầu và những vấn đề phụ nữ quan tâm. Hội đã hỗ trợ đội ngũ cán bộ Hội cấp cơ sở dưới hình thức “cầm tay chỉ việc”, qua đó, giúp cán bộ cơ sở trực tiếp nắm bắt, điều hành được các hoạt động tại địa phương. Cùng với đó, Hội đã tổ chức giao lưu các chi hội trưởng phụ nữ, tạo điều kiện để chị em có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ những cách làm, kinh nghiệm trong triển khai nhiệm vụ. Đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của phụ nữ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực. Hàng chục buổi truyền thông đã được tổ chức với sự tham gia của hàng ngàn phụ nữ và trẻ em, học sinh tại các xã

 Các em nhỏ xã A Ngo (huyện ĐaKrông) nhận quà tại chương trình Xuân đoàn kết, tết biên cương.

hưởng lợi từ chương trình này.  Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, an sinh xã hội được tổ chức với nhiều hoạt động thiết thực: trao 10 mô hình sinh kế gồm bò, dê, lợn, 3 công trình thắp sáng đường quê, 4 mái ấm biên cương,  75 nhà tiêu hợp vệ sinh, 4 bộ máy vi tính, 5 tủ sách phụ nữ, với tổng kinh phí trên 5,2 tỷ đồng. Người dân miến biên cương vui mừng, phấn khởi trước sự hỗ trợ của TW Hội  LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị và một số tỉnh, cùng với sự chung tay góp sức của một số ban ngành, các nhà hảo tâm đã chia sẻ cùng hoàn cảnh, cuộc sống của bà con, chung sức xây dựng nông thon mới. Chị Hồ Thị Khun ở thôn A Sau, xã A Túc huyện Hướng Hóa không dấu nổi niềm vui, nở nụ cười nói: “ Ngày trước mỗi mùa mưa đến nhà chị dột ướt, gió lùa rất lạnh. Từ ngày được hỗ trợ nhà ở cả nhà chị mừng lắm, không còn lo mưa nắng nữa”.

Về với miền biên cương hôm nay, cảnh quan nông thôn mới có nhiều đổi thay cũng có sự chung sức của Hội LHPN các cấp Hội, đã hỗ trợ phụ nữ  xây dựng gia đình hạnh phúc, chăm sóc sức khỏe cho hội viên, phụ nữ và người dân. Hội phối hợp với Biên phòng, Sở Y tế tổ chức chiến dịch khám bệnh và tư vấn sức khỏe “Ấm tình nhân ái - Vì sức khỏe phụ nữ biên cương” cho 676 hội viên phụ nữ của 3 xã A Ngo, A Bung, Ba Nang (huyện Đakrông), chiến dịch “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” tại xã ABung, A Ngo, Ba Nang A Túc cho gần 300 hội viên phụ nữ; Phối hợp với Sư đoàn 968 tổ chức hoạt động hành quân dã ngoại làm công tác dân vận,

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh trao quà cho hội viên, phụ nữ nghèo vùng biên huyện ĐaKrông.

 

bao gồm tổ chức các chuỗi hoạt động: Truyền thông về pháp luật; chỉnh trang nông thôn mới, giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn sửa chữa nhà ở, xây dựng hố xí hợp vệ sinh; làm đường, làm kênh mương thủy lợi; tổ chức khám chữa bệnh, tặng quà; giao lưu văn hóa văn nghệ với tổng số tiền trị giá 42.950.000 đồng. Qua các hoạt động đã tạo sự gắn kết giữa các đơn vị, vùng miền, giữa hội viên phụ nữ với tổ chức Hội và giữa hội viên với hội viên, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội cơ sở, thu hút ngày càng nhiều phụ nữ tham gia tổ chức Hội.

Trong khuôn khổ của chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018 -2020, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị là địa phương đại diện cho vùng biên giới giáp Lào của các tỉnh miền Trung được Hội LHPN Việt Nam, Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị lựa chọn để tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết - Tết biên cương” năm 2019, nhiều hoạt động đã được tổ chức, từ việc góp phần chăm lo thiết thực đời sống của nhân dân như trao tặng quà tết, học bổng, các công trình dân sinh, trao tặng Mái ấm tình thương, khởi công Mái ấm biên cương, nhà tiêu hợp về sinh,  đặc biệt các hoạt động hướng tới tạo tính bền vững được chú trọng như đầu tư mô hình sinh kế, hướng dẫn cách làm ăn, kết nối tiêu thụ sản phẩm.v.v. với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng. Không chỉ các xã vùng biên nằm trong khuôn khổ chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương mà với nhiều xã vùng biên khác của tỉnh Quảng Trị. Các cấp hội phụ nữ cũng đã đồng hành hỗ trợ và quan tâm giúp đỡ hội viên phụ nữ giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên xây dựng cuộc sống sau dịch bệnh, thiên tai...

 Hội LHPN tỉnh Quảng Trị hỗ trợ mô hình sinh kế (chăn nuôi bò) cho hội viên, phụ nữ xã A Xing, huyện Hướng Hóa.

 

            Đạt được những kết quả trong chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương, vai trò của các Đồn Biên phòng thể hiện rõ nét, cán bộ chiến sỹ biên phòng đã bám dân, bám bản, cùng ăn, cùng ở cùng làm với dân. Đến nay, sau 3 năm thực hiện, hơn 5,2 tỷ đồng đã được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị kết nối, vận động và hỗ trợ cho 5 xã vùng núi của tỉnh Quảng Trị bao gồm A Xing, A Túc nay là xã Lìa, huyện Hướng Hóa và xã A Ngo, A Bung và Pa Nang của huyện Đakrông. Từ chương trình này, phong trào phụ nữ và hoạt động Hội đã có chuyển biến. Nhận thức của người dân địa phương 5 xã trong chương trình có sự chuyển biến rõ nét, từ ban đầu là sự trông chờ, ỉ lại từ các nguồn hỗ trợ nhưng qua quá trình vận động, khảo sát kết hợp sự cam kết chung tay của người dân địa phương đã cho thấy cách nghĩ, cách làm cũng như nhận thức của phụ nữ được nâng lên, nâng cao chất lượng đời sống cũng như góp phần phát triển kinh tế, giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội ở vùng biên. Những việc làm ý nghĩa, thiết thực, những món quà dù lớn hay nhỏ, bằng tiền hay hiện vật, cây con giống hay “Mái ấm tình thương”... đến tay chị em và người dân nghèo thôn bản vùng biên cương cùng với những lời động viên, thăm hỏi luôn đong đầy tình cảm nồng ấm, sự sẻ chia của các cấp Hội Phụ nữ đã tiếp thêm lửa yêu thương giúp phụ nữ biên cương vượt qua hoàn cảnh khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững, chung sức xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc. Ý nghĩa của chương trình chính là động lực để các cấp hội tiếp tục triển khai vận động thực hiện chương trình này với nhiều hơn địa phương và hội viên phụ nữ được hưởng lợi. Chị Hồ Thị Thiết, Chủ tịch Hội LHPN xã Lìa cho biết: “Từ khi được tiếp nhận hỗ trợ về mọi mặt, người dân vùng biên vui mừng, phấn khởi, đã vượt qua những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Cảnh sắc nông thôn mới ngày càng đổi thay, khởi sắc hơn trước”.

Trong thời gian đến, Hội tiếp tục ký kết Chương trình liên tịch, kế hoạch phối hợp giữa các đơn vị nhận hỗ trợ với xã biên giới các nội dung của Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn tiếp theo.Thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và phối hợp đồn biên phòng đóng trên địa bàn tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào do Hội LHPN các cấp phát động như: “Rèn luyện phẩm chất đạo đức tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”... Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức để huy động các nguồn lực hỗ trợ tiền, con giống, trang thiết bị làm việc...trong đó quan tâm phối hợp vận động để tổ chức các hoạt động xã hội; các công trình, mô hình giúp đỡ phụ nữ, trẻ em nghèo, khó khăn; gia đình chính sách và xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ ở khu vực biên giới. Triển khai có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức về mọi mặt cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới, góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc liên quan đến phụ nữ thường xảy ra ở địa bàn biên giới... Vận động phụ nữ tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

                                                                                Phương Thiện

574 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 728
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 728
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76405978