Bùng nổ cuộc cách mạng thịt chay 

(Chinhphu.vn) - Tờ USA Today dùng cụm từ ‘cuộc cách mạng không thịt’ để mô tả xu hướng người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, đặc biệt từ đầu năm 2019 đến nay.

 

Các sản phẩm 'thịt chay' của hãng Beyond Meat

Tại nhiều nước phát triển, điển hình là Mỹ, đang bùng nổ một cuộc cách mạng về các loại thịt có nguồn gốc từ thực vật được bày bán tại các cửa hàng bán lẻ, được gọi là thịt chay.

Hãng Impossible Burger hiện cung cấp thịt chay ở hơn 5.000 nhà hàng tại Mỹ, Hong Kong, Macau và Singapore. Hãng Beyong Burger bán thực phẩm này tại hơn 35.000 điểm, trong đó có nhiều khu ăn uống tại các siêu thị.

Đầu tháng này, hãng Subway công bố kế hoạch thử nghiệm loại protein gốc thực vật tại gần 700 nhà hàng. Đây là dự án hợp tác kinh doanh của họ với nhà sản xuất đồ ăn từ thực vật Beyond Meat.

Chi nhánh Beyond Meat Marinara của Beyond Meat sẽ thử nghiệm các sản phẩm thịt chay này tại các nhà hàng ở Jackson (Mississippi), South Bend (Indiana), Fresno (California), Louisville (Kentucky) và Harrisburg (Pennsylvania).

Trong tháng 7, hãng Dunkin’ cũng có kế hoạch hợp tác với Beyond Meat để tung sản phẩm sandwich sáng với thịt chay. Một loạt nhà hàng bán đồ ăn nhanh và các nhà hàng bình dân như Burger King, Del Taco, Red Robin, Blaze Pizza và Qdoba Mexican Eats cũng đã nhập cuộc.

Các nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất của Mỹ như Aramark (mỗi năm phục vụ 2 tỉ bữa ăn) và Sodexo với 420.000 nhân viên và 34.000 địa điểm, phục vụ hàng triệu bữa ăn mỗi ngày, đều đã ký thỏa thuận hợp tác với các nhà sản xuất thịt chay. Không lâu nữa, thịt chay sẽ tràn ngập các quán ăn công sở, bệnh viện, tiệm ăn nhanh...

Từ thành công vang dội của Công ty Beyond Meat có trụ sở tại California, nhiều hãng chuyên sản xuất thịt thông thường như Nestle SA, Tyson Foods cũng gia nhập thị trường thịt chay. Dĩ nhiên, còn phải kể tới các "ông lớn" khác như Maple Leaf Foods (Canada), Perdue Foods (Mỹ), Smithfield Foods (Trung Quốc) và Meatless Farm (Anh).

Từ thực tế này, Phố Wall thời gian qua cũng ghi nhận xu thế đầu tư mạnh vào nhóm cổ phiếu của các công ty chuyên sản xuất đồ ăn có nguồn gốc thực vật.

Trong tháng 5, hãng Impossible Foods công bố kêu gọi được 300 triệu USD để phát triển đồ thịt chay. Gần đây nhất, hai công ty Tim Hortons và Subway kêu gọi được 240 triệu USD trong phiên phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của họ.

BT

315 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1175
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1175
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76686489