Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh 

Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư, các cấp ủy đảng, chính quyền đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, đạt nhiều kết quả tích cực. Nhận thức của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được nâng lên một bước; nhiều cấp ủy, tổ chức đảng đã coi phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; thường xuyên quan tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể trong tổ chức thực hiện.

Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở được củng cố, kiện toàn; hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào nền nếp. Việc định hướng nội dung, đổi mới hình thức, tăng cường các nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm thực hiện tốt hơn. Nhận thức và ý thức tìm hiểu, chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được thường xuyên, nội dung còn dàn trải, chưa tập trung trọng tâm, trọng điểm, chưa kịp thời bám sát những vấn đề nổi lên của địa phương; hình thức tuyên truyền, phổ biến chưa thật sự phù hợp với các đối tượng. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với tổ chức kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật và xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Công tác phối hợp giữa các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh còn thiếu chặt chẽ; hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật còn hạn chế. Nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực pháp luật về đất đai, khiếu nại tố cáo, bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, giao thông, an toàn thực phẩm, trẻ em…Kinh phí phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 17- CT/TU ngày 6/4/2018 yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội tiếp tục tổ chức quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 19/12/2003, Kết luận số 04 - KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, hiện thực hóa quan điểm “ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”.  Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế và quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở. Tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và các cơ quan ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thi hành pháp luật và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của toàn thể cán bộ và nhân dân, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

HĐND tỉnh cần quan tâm bố trí kinh phí đáp ứng kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật hàng năm. Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hoá, huy động tối đa các nguồn lực, hỗ trợ kinh phí, phương tiện tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hòa giải cơ sở. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan nhà nước phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, hội viên; vận động người dân chấp hành pháp luật; thực hiện tốt hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật, lựa chọn nội dung, hình thức hợp lý và tăng thời lượng tuyên truyền để thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

                                                                                                               HY- tổng hợp

1826 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Thông tin hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 3225
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 3225
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76340592